Trung Quốc và Hàn Quốc đối xử với công nhân tệ nhất thế giới

Các quốc gia được đánh giá thông qua 97 tiêu chí về quyền của công nhân. Đây là một phần của đánh giá chỉ số nhân quyền toàn cầu năm 2014. Theo đó, các quốc gia sẽ được cho điểm từ mức 1 điểm (bảo vệ công nhân tốt nhất) đến 5 điểm (đối xử với công nhân tệ nhất). Trung Quốc và Hàn Quốc đều ở mức 5 điểm. Các nước khác cùng trong nhóm này gồm có Cộng hòa Trung Phi; Campuchia, Syria, và Belarus.

Trung Quốc nổi tiếng với mức lương trả cho công nhân rẻ mạt, luật lao động của nước này cũng không cho phép thành lập công đoàn lao động và hạn chế quyền đình công.

Dù các hãng đa quốc gia đặt tại Trung Quốc như IBM, Pepsico, Nike, Adidas và Walmart đã phải ngưng trệ do đình công trong năm nay, các chuyên gia cho rằng thật ra đó là do lãnh đạo nước này “cho phép” đình công để cân bằng lại nền kinh tế. Điều kiện làm việc vẫn không hy vọng gì cải thiện trong nhiều ngành công nghiệp, với trung bình 200 công nhân chết trong lúc làm việc mỗi ngày. Đến 6 triệu công nhân trên khắp nước này mắc các bệnh nghề nghiệp liên quan đến đường hô hấp do bụi, khói trong công việc.

Trung Quốc và Hàn Quốc đối xử với công nhân tệ nhất thế giới ảnh 1
Theo báo cáo, có đến 6 triệu công nhân trên khắp Trung Quốc mắc các bệnh nghề nghiệp liên quan đến đường hô hấp do bụi, khói trong công việc
Hàn Quốc có thể gây ngạc nhiên khi cũng ở trong danh sách này. Đó là do ảnh hưởng của một trong những tập đoàn đông nhân sự nhất của nước này, Samsung, bị cáo cuộc sử dụng 10.000 công nhân bất hợp pháp. Công ty này cũng không cho phép thành lập công đoàn trong nhiều năm, cho đến khi hơn 1.400 công nhân chống đối và thành lập một tổ chức được xem là công đoàn lao động đầu tiên của Samsung vào năm ngoái.

Đó là hai nước có nền kinh tế thuộc loại mạnh và phát triển nằm trong nhóm sáu nước bị đánh giá thấp nhất về bảo vệ công nhân. Các nước còn lại phấn lớn là gắn với nghèo đói và chiến tranh.

Syria không khó hiểu nằm trong nhóm này, với bốn năm kiệt quệ vì nội chiến và bạo lực, mức lương tối thiểu được pháp luật quy định thấp, công nhân luôn đối mặt với nguy cơ bị đánh bom hay các cuộc tấn công. Tham nhũng cũng là một vấn nạn nặng nề của đất nước này, một nửa trong số 5 triệu lao động của Syria đang thất nghiệp, và nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, di dời sang các quốc gia lân cận.

Cộng hòa Trung Phi cũng bị tàn phá bởi chiến tranh, không bảo đảm quyền của người lao động. Đất nước này trở nên hoàng tàn sau khi quân nổi dậy Seleka chiếm giữ thủ đô tháng 3/2013. Nhiều công nhân bị giết trong các cuộc bạo động, và lao động trẻ em rất phổ biến ở đây.

Ở Campuchia, các công nhân đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn lại bị đuổi việc, đối xử tệ, bắt bớ và cả hành hung, theo bản báo cáo. Thàng 1-2014, cảnh sát Campuhia đã bắn vào nhóm công nhân may mặc biểu tình đòi tăng lương tối thiểu ở Phom Penh, làm chết ba người và bị thương nhiều người. Nhiều người biểu tình bị bắt, bị cảnh sát tra tấn. Cũng tại Campuchia, trong năm nay có ít nhất 500 công nhân kiệt sức tại các phân xưởng dệt may, và hơn hơn 4.000 công nhân ngất xỉu tại nơi làm việc trong vòng bốn năm qua.

Belarus, nước cuối cùng trong nhóm các nước đối xử tệ với công nhân, thuộc khối kinh tế Á-Âu gồm cả Nga và Kazakhstan. Trong khi cơ hội giáo dục và tuyển dụng là “công bằng” tai ba nước của khối này, không có quy định gì về lương và công đoàn. Công đoàn độc lập bị bãi bỏ từ năm 1994, và mức lương ở đây thấp nhất châu Âu, khoảng 500 đô la Mỹ/tháng, trong khi chi phí sinh hoạt không ngừng tăng lên.

Theo Thanh Hương/TBKTSG Online

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm