Từ vụ bắt Lê Chí Thành: Công dân có quyền giám sát tới đâu?

Chiều ngày 14-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức, TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam Lê Chí Thành để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.
Lê Chí Thành (38 tuổi, nguyên đại uý công an, từng công tác tại trại giam Z30D, trại Thủ Đức ở Bình Thuận). Sau đó, Thành chuyển công tác qua trại giam Xuân Lộc. Tháng 7-2020, Thành bị tước danh hiệu Công an Nhân dân.
Sau khi ra khỏi ngành, Lê Chí Thành được mạng xã hội chú ý đến khi thường xuyên quay trên Youtube, Facebook về việc “giám sát CSGT” làm nhiệm vụ.

Nguồn tin từ cơ quan tố tụng TP Thủ Đức cũng xác nhận bước đầu Lê Chí Thành bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ, xảy ra vào ngày 20-3 tại phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức.

Cụ thể, khi đang tuần tra, kiểm soát trên xa lộ Hà Nội (phường Hiệp Phú), Đội CSGT Rạch Chiếc phát hiện ô tô biển số 51H-108.21 đi vào làn xe hai bánh nên yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Lúc này, Lê Chí Thành xuống xe, xuất trình giấy phép lái xe, giấy đăng kiểm, giấy đăng ký xe phôtô công chứng. 

Đội CSGT Rạch Chiếc đã lập biên bản vi phạm đối với Lê Chí Thành các lỗi: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu; không xuất trình CMND khi được yêu cầu; không có giấy đăng ký xe. CSGT niêm phong và tạm giữ ô tô trên. 

Trong quá trình CSGT làm việc, Lê Chí Thành đã ngồi trước đầu ô tô cản trở lực lượng chức năng, đưa ra nhiều yêu cầu với lực lượng thi hành công vụ. Thành yêu cầu CSGT nhiều nội dung sau: “Chứng minh anh đang làm đúng thủ tục pháp lý đi”, “Đưa hợp đồng cẩu xe ra đây coi các anh có làm đúng không?”, “Các anh niêm phong bánh xe tôi đi, bởi sau này các anh thả vào bánh xe tôi cái gì thì ai chịu trách nhiệm?”.

Sau đó, công an đã tiến hành cẩu xe Thành về trụ sở CSGT Rạch Chiếc làm việc. Đến hôm sau, Thành và hai người đàn ông khác đến đứng quay phim, livestream trước Đội CSGT Rạch Chiếc và bị Công an phường Hiệp Phú mời làm việc.

Vụ việc Lê Chí Thành bị bắt tạm giam đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Tuần qua, Pháp Luật TP.HCM cũng nhận được nhiều phản hồi, bình luận của bạn đọc về sự việc trên. Dưới đây là một số bình luận của bạn đọc đã gửi đến PLO. 

 - ã từng là công an mà lại có những hành động sai trái như vậy thì không thể chấp nhận, cần xử lý nghiêm để làm gương. Những hành động, việc làm của người này thể hiện là người không tuân thủ pháp luật, thường xuyên đi quay những clip lợi dụng quyền giám sát của công dân để gây khó dễ cho lực lượng CSGT, làm mất an ninh trật tự"- Bảo Tín

- "Xem mấy video về ông này đã thấy ông này không sớm thì muộn cũng bị xử lý"- Thành Niên

- "
Tôi đã từng cảnh báo ngày này của Chí Thành, sự ngạo mạn, nghĩ rằng mình am hiểu về pháp luật nhưng chẳng hiểu gì về pháp luật" - Hồ Ngọc Ngoan

- "Anh có bất mãn ai thì cũng không thể làm điều phi pháp" Vũ Hồng Quân

"Tôi cũng theo dõi Lê Chí Thành một thời gian nên cũng biết được một số việc mà anh ấy đang làm. Đồng ý là công dân có quyền giám sát CSGT làm nhiệm vụ nhưng không đồng nghĩa với việc người vi phạm đưa ra các yêu cầu, yêu sách buộc lực lượng chức năng phải thực hiện. Bản thân từng là cán bộ công an, nay mặc dù không còn phục vụ trong ngành nữa thì cũng phải có ý thức tuân thủ pháp luật cao hơn người dân thường chứ!"Lê Anh

-"Có một số người tham gia giao thông khi vi phạm luật lại làm đủ chiêu trò để làm khó, gây áp lực cản trở lực lượng CSGT làm nhiệm vụ. Thậm chí có người còn có những lời lẽ xúc phạm, vô cùng khó nghe để gây áp lực cho CSGT. Những đối tượng này cần phải được quan chức năng xử lý nghiêm để răn đe" -  Kiều Mỹ. 

- "Tôi không bênh lực lượng CSGT nhưng tôi thấy có 1 số người cố tình tiếp cận CSGT, tạo tình huống gây khó rồi kích động, nói những lời khó nghe, chờ cho CSGT chỉ cần có hành xử sơ hở, thiếu kiềm chế là quay lại đăng lên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận. Quyền giám sát của công dân cũng có giới hạn chứ không phải muốn làm gì thì làm" -  Hoàng Hoa.

- "Công dân thực được thực hiện quyền giám sát trong khuôn khổ pháp luật mà không làm cản trở người khác. Hiện nay Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực từ ngày 15-1-2020 đã quy định rõ về vấn đề này.

Thứ nhất, việc giám sát phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là việc giám sát phải xuất phát từ động cơ trong sáng, vì mục đích bảo vệ trật tự, ATGT; bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật; bảo đảm CSGT tuân thủ quy trình công tác, tác phong, thái độ chuẩn mực. Không được lợi dụng việc giám sát để bóp méo sự thật nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm lực lượng CSGT hoặc người khác.

Thứ hai, việc giám sát không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ.

Thứ ba, người dân khi thực hiện việc giám sát phải ở vị trí ngoài khu vực bảo đảm trật tự, ATGT (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, ATGT). Khu vực đảm bảo ATGT được xác định là nơi giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng.

Thứ tư, việc giám sát tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Không  thể cứ gí điện thoại vào lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ và hỏi khó mà gọi là giám sát"-
Tư Chinh

Công dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng công vụ không có nghĩa là gây khó cho lực lượng chức năng rồi quay hình đưa lên mạng xã hội. Không phải muốn chửi ai là cứ lên mạng xã hội chửi được đâu, muốn khiếu nại tố cáo đều có quy định, quy trình rõ ràng rồi, đừng tự đưa mình thế khó- Lê Quân

Bắt tạm giam ông Lê Chí Thành
Bắt tạm giam ông Lê Chí Thành
(PLO)- Ông Lê Chí Thành, người hay quay clip lực lượng thi hành công vụ rồi đưa lên mạng xã hội, bị Công an TP Thủ Đức, khởi tố, bắt tạm giam về tội chống người thi hành công vụ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

(PLO)- Để tránh vướng nợ xấu khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thẻ phải có kế hoạch chi tiêu thông minh, thanh toán nợ đúng hạn…