Bị đâm chết khi nhắc vượt đèn đỏ: Tôi phải lên tiếng!

Chúng ta thường nói con người ngày càng trở nên thờ ơ, ích kỷ, vô cảm, không giúp đỡ người bị nạn, không dám lên tiếng đấu tranh với cái xấu, cái ác trong xã hội. Câu chuyện mới đây nhất xảy ra khi người đi đường bất bình vì ý thức giao thông của một thiếu nên và khi lên tiếng nhắc nhở thì bị đâm chết lại rúng động trong dư luận xã hội.

Trong qua trình giảng dạy, tôi thường đưa cho sinh viên cùng tham gia tranh luận đề tài “Có nên giúp người bị tai nạn không”, “Có lên tiếng khi gặp những sai trái hay không”… Các sinh viên đã tranh luận rất sôi nổi. Nhìn chung có hai luồng ý kiến trong sinh viên.

người tử tế, anh Lan đã ra đi trong sự tiếc thương vô bờ của người thân. Ảnh: S.H

Một là không giúp. Nguyên nhân: Rất nhiều các vụ bị vạ lây, bị tấn công trở lại làm ơn mắc oán, bị dàn cảnh cướp; vì không biết cách sơ cấp cứu sẽ làm nạn nhân bị thương nặng hơn; bị nhiều phiền hà với công an, bệnh viện; vì mình còn bận phải đi công việc gấp...   

Hai là sẵn sàng giúp. Nguyên nhân: Vì lương tâm con người, vì đặt trường hợp nếu mình rơi vào hoàn cảnh đó hoặc người thân của mình thì sao. Vì nếu ai cũng sợ thì cuộc sống này sẽ như thế nào. Vì khi có nhiều người dám tiếp sức cho cái tốt và chặn đứng cái xấu thì năng lượng tích cực sẽ được lan tỏa, nhiều người tự tin hơn và dám hành động hơn… 

Những ý kiến tranh luận cho thấy bên giúp đỡ luôn thắng thế, bên không giúp với số lượng ít ỏi hơn và vẫn có còn đôi chút lăn tăn.Đến khi tôi đặt lại vấn đề rằng chúng ta không tranh luận là giúp hay không giúp mà hãy cùng nhau bàn xem mình sẽ giúp như thế nào để mình an toàn mà cái xấu cũng được đẩy lùi, cái tốt được nhân lên thì rõ ràng các bạn sinh viên đã thấy ngay mình phải làm gì. Như vậy, khi gặp chuyện bất bình hoặc thấy người gặp tai nạn chúng ta có rất nhiều cách để ra tay.

Trong trường hợp thấy những cái xấu, những hành vi vi phạm thì có nên góp ý trực tiếp không? Câu trả lời của số đông là “Có, nhưng chúng ta phải chọn cách phù hợp, tránh đôi co đến mức xung đột”. Vì khi tranh cãi, nếu không làm chủ được cảm xúc dễ dẫn đến xung đột và hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chúng ta cũng phải lường sức mình, tùy thuộc vào tình cảnh lúc ấy để lên tiếng. 

Thiếu niên đâm người nhắc mình khi vượt đèn đỏ bị người dân trấn áp. Ảnh: S.H

Còn với trường hợp thấy người bị nạn cần giúp đỡ, nếu mình không có khả năng trực tiếp giúp thì hãy tìm cách như kêu gọi mọi người xung quanh, gọi điện thoại cho xe cấp cứu, giữ hiện trường, động viên người bị tai nạn…Qua buổi học như vậy, các bạn thấy mình cần phải học sơ cứu để mình không chỉ cứu mình mà con giúp đỡ người xung quanh khi cần.   

Có lần tôi đi làm và thấy có vụ tai nạn trên cầu. Người gây tai nạn thì đã bỏ đi. Có 3 người dừng xe vào giúp. Tôi cũng ghé vào vì luôn mang theo ít bông băng bên mình… Sau khi sơ cứu cho người bị nạn là một ông cụ, tôi nhận thấy tình hình là phải đưa cụ đi bệnh viện. Tôi gọi điện thoại cho công an nhưng đã hơn 20 phút không thấy ai. Gọi xe taxi nhưng không chiếc nào ghé. Cuối cùng có 2 bạn nam đều là những người lao động bình thường đưa ông cụ đi bệnh viện. Dù cả 2 bạn biết rằng mình sẽ bị ảnh hưởng đến việc làm nhưng với tấm lòng nhân ái của họ làm cho những người xung quanh rất trân trọng và ấm lòng vì vẫn có những người tốt quanh ta.

Trước cái xấu, bạn chọn cách lên tiếng một cách hợp tình hợp lý hay là chọn im lặng để rồi lương tâm cắn rứt? Tôi chọn cách đầu tiên. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm