Điều cần thiết để giảm giờ làm cho người lao động

Trong tuần, bài viết Quốc hội (QH) tranh luận kịch liệt về giảm giờ làm”nhận được nhiều bình luận của bạn đọc. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng để tăng năng suất lao động phải đưa công nghệ vào trong sản xuất, con người chỉ làm công việc quản lý.

Phải để người lao động có thời gian nghỉ ngơi

Ngày 23-10, QH thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Nội dung gây nhiều tranh luận nhất liên quan đến quy định về giờ làm việc của người lao động (NLĐ). Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc (đại biểu QH tỉnh Thái Bình) cho rằng quy định về giờ làm việc như hiện hành là “phù hợp và rất nhân văn”, “hợp lý, hợp tình”.

Thế nhưng đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng sự tiến bộ của xã hội ở đâu khi chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của NLĐ. Chúng ta giảm còn 44 giờ có nghĩa là 4 giờ còn lại NLĐ có thể làm thêm và sẽ tăng thu nhập.

Bạn đọc Hồng Hà bình luận: “Năng suất lao động thấp không phải do NLĐ làm kém mà do yếu tố quản trị doanh nghiệp và công nghệ chậm thay đổi theo hướng phát triển. Chúng ta không thể đổ lỗi cho NLĐ. Phải cải tiến, áp dụng công nghệ mới để NLĐ có thời gian nghỉ ngơi”.

“Hiện nay nhiều doanh nghiệp buộc NLĐ phải tăng ca để đáp ứng nhu cầu sản xuất. NLĐ cũng có thêm thu nhập nhưng bản thân họ không muốn. NLĐ cũng mong muốn được nghỉ thêm chiều thứ Bảy để được nghỉ ngơi tái tạo sức lao động nhưng không dễ. Cho nên yêu cầu đổi mới công nghệ, giảm giờ làm là hợp lý” - bạn đọc Trung Quang nêu ý kiến.

Theo bạn Minh Long Phú, ngày trước đất nước ta còn nghèo, cần gia tăng lao động, sản xuất tăng để nâng cao đời sống người dân. Sau mấy mươi năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã được cải thiện rất nhiều. Trong thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay thì phải đưa công nghệ, máy móc vào các công việc nặng nhọc, dần thay thế sức lao động của NLĐ. Nếu tăng giờ làm thì không khéo chúng ta sẽ đi lùi về quá khứ.

Những bài báo thu hút nhiều sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.

Cán bộ hiểu luật mà làm sai thì ai tin nữa?

Các bài viết “Phó chủ tịch HĐND Thủ Đức và người thân xây không phép”, “Không có ngoại lệ với cán bộ xây nhà không phép” cũng nhận được nhiều ý kiến bình luận của bạn đọc.

Con hẻm 419/14, khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM chỉ dài khoảng vài trăm mét nhưng có nhiều công trình xây dựng không phép từ nhiều năm nay mà không bị xử lý. Điều đáng ngạc nhiên là trong số đó có công trình của ông Lê Hữu Thành, hiện là phó chủ tịch thường trực HĐND quận Thủ Đức và nhiều người thân gia đình ông.

Sau khi phát hiện sự việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các lãnh đạo TP đã chỉ đạo xử lý rốt ráo đối với sai phạm xây dựng không phép này.

Bạn đọc Vinh Văn bình luận: “Cán bộ làm sai như vậy phải ngay lập tức xử lý theo pháp luật. Người dân đôi khi không hiểu biết pháp luật mà vi phạm còn bị xử nghiêm, thử hỏi cán bộ có hiểu biết pháp luật mà vi phạm vậy thì ai tin cán bộ nữa?”.

Theo bạn Trung Cang, từ trước đến nay, tất cả vi phạm trong lĩnh vực xây dựng từ công trình đến nhà dân đều gắn với trách nhiệm chính quyền địa phương. Nếu quan chức địa phương làm đúng, làm tốt thì không có những hệ quả như hôm nay.

“Rõ ràng có sự bao che, nể nang không xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Là cán bộ, đảng viên biết và nắm rõ pháp luật nhưng ông Thành không làm gương mà bất chấp vi phạm pháp luật. Nói một đằng làm một nẻo, sao dân nghe theo”, đó là ý kiến của bạn Huỳnh Tiến.

Sợ quản không chặt sẽ tái diễn nạn móc túi

Sau nhiều tháng quan sát, theo dõi, nhóm PV Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận được rất nhiều đoạn clip ghi lại hơn chục người tổ chức phối hợp chặt chẽ để “vặt” tài sản của hành khách ở khu vực Suối Tiên và sẵn sàng đánh nạn nhân nếu bị phát hiện.

Trong tuần, phóng sự điều tra của báo Pháp Luật TP.HCM về băng nhóm móc túi hành khách đi xe buýt ở khu vực Suối Tiên tiếp tục nhận được nhiều bình luận của bạn đọc. Nhiều ý kiến bạn đọc chia sẻ về vụ việc, chúc mừng báo khi công an đã ra tay bắt những đối tượng nguy hiểm này.

Băng nhóm này quá hung dữ, người dân yếu thế đành im hơi lặng tiếng nhìn những cảnh tượng mất tài sản ngang nhiên diễn ra. Hoan nghênh báo Pháp Luật TP.HCM đã lật tẩy được băng nhóm này. thái hòa

Gắn camera nhận diện giám sát ở khu vực là biện pháp ngăn chặn rất tốt và hiệu quả. Tuy nhiên, để góp phần xử lý nhanh chóng và phát hiện kịp thời, theo tôi cần có một chốt trực tiếp ngay khu vực này. võ tám

Báo Pháp Luật TP.HCM đã lên tiếng, công an cũng đã triệt phá băng nhóm này rồi. Điều quan trọng, cần thiết là làm sao tiếp tục giữ được tình trạng như hiện nay. Sợ nhất là tình trạng quản không chặt rồi để tái diễn nạn móc túitrần lũy 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm