Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM nói về vụ 8 sinh viên ngộ độc rượu

(PLO)- Ngay khi sự cố tử vong do ngộ độc rượu xảy ra tại TP Thủ Đức, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã triển khai các biện pháp kiểm tra toàn diện, đồng bộ trên toàn TP ở các cơ sở sản xuất rượu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 18-8, tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, ông Lê Minh Hải, Phó Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP đã thông tin về nguyên nhân vụ tám sinh viên ở TP Thủ Đức bị ngộ độc rượu và có người đã tử vong.

Ông Lê Minh Hải, Phó Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, thông tin tại họp báo. Ảnh: NGUYỄN NHÂN
Ông Lê Minh Hải, Phó Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, thông tin tại họp báo. Ảnh: NGUYỄN NHÂN

Theo ông Hải, đây là sự cố rất nghiêm trọng liên quan việc sử dụng thực phẩm không an toàn.

Ông cho biết qua điều tra, xác minh nguyên nhân chính dẫn đến việc tử vong sau khi sử dụng rượu là dùng rượu không an toàn.

“Qua xác minh, các sản phẩm rượu này không có nguồn gốc rõ ràng, không truy xuất được nơi sản xuất, không biết được nơi kinh doanh” – ông Hải nói và cho biết có trường hợp do người dân vô tình sử dụng cồn sát khuẩn pha vào bình rượu ngâm dẫn đến ngộ độc methanol và tử vong.

Ông Hải cũng khẳng định hàng năm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP đã tập trung kiểm tra liên tục các cơ sở kinh doanh rượu, đồ uống có cồn.

Đối với sự cố nghiêm trọng xảy ra khi sử dụng rượu là do cá nhân sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, gây khó khăn cho cơ quan cảnh sát điều tra trong truy xuất nguồn gốc.

Ngay khi khi sự cố xảy ra, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP đã triển khai ngay các biện pháp kiểm tra toàn diện, đồng bộ trên toàn TP ở các cơ sở sản xuất rượu; kết quả sẽ được thông tin trên website của Ban.

Lãnh đạo Ban quản lý An toàn thực phẩm cho biết từ khi thành lập đến nay, Ban đã triển khai nhiều kế hoạch chuyên đề trong kiểm tra an toàn thực phẩm. Đối với đồ uống có cồn được kiểm tra vào các thời điểm người dân sử dụng nhiều nhất như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu hay lễ hội.

Đồng thời Ban cũng có chuyên đề riêng tuyên truyền cho người dân sử dụng đồ uống an toàn, đảm bảo, khuyến cáo sử dụng những sản phẩm cồn có nơi sản xuất kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm…

Như PLO đã thông tin, tám sinh viên ở TP Thủ Đức đã dùng nước ngọt pha chung với bình 5 lít có dán chữ “rượu” và bị ngộ độc. Tám người này sau đó được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức và bệnh viện Nhân dân Gia định.

Theo Bệnh viện Nhân dân Gia định, qua khai thác tiền sử bệnh nhân trước nhập viện của bốn bệnh nhân thì ghi nhận các trường hợp này uống rượu không rõ nguồn gốc dẫn đến ngộ độc Methanol.

Bệnh viện cũng cho biết Methanol hay thường gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau như làm sơn, dung môi... Tuy nhiên, chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như Ethanol.

Qua điều tra, cửa hàng tạp hóa bán rượu này được xác định nằm trên địa bàn phường Phước Long B. Lực lượng chức năng đã khám xét, thu giữ các mẫu rượu và vật dụng liên quan để phục vụ công tác xét nghiệm, truy nguồn gốc rượu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy