Đón sóng hạ tầng, Lagi tăng tốc trên đường đua BĐS biển

Năm 2007, thời điểm bất động sản nhộn nhịp, trong chuyến công tác ở Bình Thuận, chúng tôi có dịp phỏng vấn một vị lãnh đạo tỉnh về tình hình phát triển du lịch biển của địa phương. Vị này cho biết, ngoài Mũi Né, vốn được mệnh danh là “thủ phủ mới của resort” (trước đây thuộc về Vũng Tàu) thì các điểm khác như Hàm Thuận Nam, Lagi... vẫn còn nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư, nhưng chỉ dưới dạng tiềm năng. Từ thời điểm đó đến cuối năm 2014, tỷ lệ phát triển dự án mới về nghỉ dưỡng, du lịch các điểm đến như Lagi gần như “đếm trên đầu ngón tay”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nút thắt về hạ tầng chưa được tháo gỡ.

Xóa rào cản về khoảng cách

Song, việc khai thông toàn tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây vào đầu năm 2015 đã tạo động lực thu hút đầu tư vào bất động sản Bình Thuận, đặc biệt ở các khu vực có tiềm năng về du lịch biển như Lagi. Tuyến giao thông huyết mạch này đã rút ngắn thời gian di chuyển với TP.HCM chỉ còn khoảng 2 giờ đồng hồ.

Với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, việc di chuyển từ TP.HCM đi các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng dễ dàng, nhanh chóng và thông suốt.

Nhờ kết nối giao thông thuận tiện với các đô thị lớn như TP.HCM, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu..., du khách có thể đến Lagi theo cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây về Bà Rịa, đi trên cung đường Quốc lộ 55 - đường 44B. Đây là cung đường được giới phượt thủ và các đoàn caravan đặt cho tên gọi “cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam”, “cung đường khám phá lý tưởng”khi đi qua hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Tràm, Hồ Cốc… với cảnh đẹp thiên nhiên vẫn còn giữ được nét hoang sơ hiếm có. Hay du khách có thể đến Lagi theo tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây - Quốc lộ 1A. Hoặc có thể thử cảm giác đi tàu hỏa từ TP.HCM ra Phan Thiết, sau đó đón xe bus vào Lagi. Còn trong tương lai không xa, khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động thì từ TP.HCM đến Lagi sẽ chỉ mất vỏn vẹn khoảng 30 phút.

Tiềm năng sinh lợi chờ nhà đầu tư

Nhờ hệ thống hạ tầng giao thông được cải thiện nên du khách đến Lagi được tận hưởng vẻ đẹp của vùng biển mới với nhiều bãi đẹp và thanh bình như Đồi Dương, Cam Bình... Du khách cũng có thể đi thăm nhiều di tích như Dinh Thầy Thím, Hải Đăng Kê Gà, Núi Tà Cú, Hòn Bà hay các làng chài địa phương, cảng cá Lagi - khu cảng được xem là lớn nhất Bình Thuận, nơi tái hiện rõ nét nhịp sống của ngư dân xứ biển.

Sự quan tâm của du khách đối với Lagi kéo nhiều nhà đầu tư bất động sản tìm những cơ hội mới. Hơn nữa, một khi quỹ đất ở Mũi Né trở nên hạn hẹp thì Lagi, nơi cách thành phố Phan Thiết khoảng 30km di chuyển theo cung đường ven biển càng trở thành “mối bận tâm” của nhà đầu tư.

Thị xã Lagi với kế hoạch lên thành phố đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

Ngoài ra, năm 2017, Lagi được công nhận là đô thị loại 3 của Việt Nam và đô thị lớn thứ hai của Bình Thuận sau Phan Thiết. Với những ưu thế về cảnh quan, hạ tầng kết nối hoàn chỉnh và tầm nhìn quy hoạch, Lagi đã và đang đón dòng đầu tư từ các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM, Hà Nội. Đơn cử, trong hạ tuần tháng 3, dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex nằm trong tổ hợp đô thị lấn biển có vị trí đẹp nhất Lagi sẽ chính thức ra mắt thị trường.

Ông Trần Hiếu, Phó Tổng giám đốc khối Tiếp thị & Kinh doanh DKRA Vietnam, đơn vị tiếp thị và phân phối Queen Pearl Marina Complex cho biết, với ưu thế là đô thị vệ tinh của thành phố Phan Thiết, là vùng biển chưa được “đánh thức”, Lagi chắc chắn sẽ là điểm đến của khách du lịch quốc tế lẫn nội địa, đặc biệt khi cao tốc đoạn Dầu Giây - Phan Thiết và sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, kết nối với các đường bay trong cả nước và khu vực.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm