Lãnh đạo BR-VT thị sát, bàn cách gỡ vướng cho ba dự án tỉ USD

Chiều 31-10, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng lãnh đạo UBND tỉnh, người đứng đầu các sở, ngành đã có chuyến đi thị sát, tìm hiểu thực tế quá trình thi công ba dự án lớn 100% vốn nước ngoài, trong đó có các dự án với tổng mức đầu tư trên 1 tỉ USD.

Ba dự án “khủng”

Dự án Nhà máy xử lý và tái chế bụi lò thép của Công ty CP Zinc Oxide Việt Nam có tổng mức đầu tư 132 triệu USD, đã hoàn thành thi công tháng 6-2019, chạy thử từ tháng 7-2019.

Dự án có tổng công suất 100.000 tấn/năm. Bụi lò thép sẽ được xử lý tại nhà máy trên dây chuyền sản xuất sản xuất hiện đại để sản xuất ocid kẽm (loại 65%) có thể thay thế kẽm cô đặc. Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất ocid kẽm có độ tinh khiết cao (loại 80%), dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất lốp xe hơi, gốm sứ… Dự án được kỳ vọng sẽ xử lý số bụi lò tồn và phát sinh từ sáu nhà máy thép trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Một góc dự án Hóa dầu Long Sơn đang thi công.

Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam có tổng mức đầu tư ban đầu là 3,77 tỉ USD. Dự án bao gồm các cụm công nghệ thượng nguồn, trung gian và hạ nguồn để sản xuất các sản phẩm hóa dầu gồm: Ethylene, Propylene, HDPE, PP, LDPE, CA, EDC, VCM. Hiện nhà đầu tư đang nỗ lực thi công để có thể hoàn thành dự án trước vào năm 2022.

Còn dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) Hyosung có tổng mức đầu tư 1,2 tỉ USD. Dự án được khởi công tháng 1-2019, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2021. Đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được cấp phép hoạt động trong các KCN của tỉnh.

Đại diện Công ty Hyosung giới thiệu kho chứa khí ngầm dưới độ sâu hơn 100 m. Ảnh:TK

Dự án có mục tiêu sản xuất Polypropylene, Ethylene, Propylene... từ nguyên liệu đầu vào là khí hóa lỏng và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng với sức chứa 240.000 tấn. Khi đi vào hoạt động, dự kiến dự án sẽ đóng góp vào ngân sách hằng năm cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 100 triệu USD/năm.

Đồng hành cùng DN, gỡ nhanh những vướng mắc

Trong quá trình đoàn tham quan dự án, đại diện Công ty CP Zinc Oxide Việt Nam cho biết hiện nay nhà máy xử lý bụi lò chỉ mới hoạt động được 20% tổng công suất do thiếu nguyên liệu đầu vào. Mỗi tháng nhà máy đang tiếp nhận xử lý 1.500 tấn bụi lò thép, trong đó 900 tấn/tháng đến từ Công ty TNHH Thép Vina Kyoei và 600 tấn đến từ Công ty TNHH Thép Tung Ho Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 11-2019, nhà máy cũng sẽ nhận thêm 1.000 tấn bụi lò/tháng của Công ty TNHH Posco SS Vina.

Hiện còn ba nhà máy là Thép Pomina2, Thép Pomina3, Thép Miền Nam, Công ty Zinc Oxide Việt Nam đã liên lạc nhiều lần nhưng không được hợp tác. Công ty đề nghị lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh hỗ trợ để công ty có được khối lượng bụi lò thép từ các công ty trên. Đồng thời cho phép công ty nhập khẩu nguyên liệu bụi lò thép từ các địa phương khác để vận hành nhà máy liên tục.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, đánh giá rất cao công nghệ thi công, sản xuất các dự án.

Còn đối với dự án của Công ty Hyosung, đến nay Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chưa cấp được GPXD cho các công trình dưới nước của dự án do công ty chưa thuê được khu nước trước bến cảng Hyosung. Nguyên nhân là do những bất cập của Luật Đất đai năm 2013 buộc phải đấu giá quyền thuê mặt nước.

DN kiến nghị sớm hoàn thiện các thủ tục đưa vào hoạt động cả phần nhà máy, cảng Hyosung Vina Chemicals và khu neo đậu phục vụ nhà máy đóng tàu vard Vũng Tàu. Đây là cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho DN thuê đất mặt nước liền kề với lô đất xây dựng hạng mục công trình trên bờ, không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Riêng đối với dự án Hóa dầu Long Sơn, công ty đang làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư do điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án, tăng vốn điều đầu tư từ 3,77 tỉ USD lên 5,3 tỉ.

Qua khảo sát thực tế, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đánh giá cao công nghệ sản xuất hiện đại đang được chủ đầu tư triển khai xây dựng ở các nhà máy. Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các dự án đối với sự phát triển chung của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện DN phát triển.

“Tỉnh sẽ có các chỉ đạo về việc xử lý bụi lò. Liên quan vấn đề của Công ty Hyosung. Ngày 4-11 tới đây, giám đốc Sở TN&MT sẽ ra Hà Nội làm việc với Bộ TN&MT gỡ vướng việc DN kiến nghị cho thuê mặt nước không qua đấu giá.

Tôi cũng đã báo cáo với Thủ tướng về việc Hóa dầu Long Sơn xin tăng vốn đầu tư, sở ngành cũng sẽ làm việc sớm để hỗ trợ DN. Sắp tới sẽ mở rộng trạm y tế xã Long Sơn, mở máy rút tiền ATM, khu nhà ở, một số dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu công nhân xây dựng nhà máy. An ninh trật tự ở đây cũng sẽ được đảm bảo…” - ông Lĩnh khẳng định.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hội

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hộiLongform

(PLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công trình nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cho người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

(PLO)- Giữa bối cảnh giá BĐS liên tiếp lập đỉnh chưa có dấu hiệu chững lại, lãi suất thấp kỷ lục, thị trường xuất hiện xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi nhà băng để tìm đến các dự án trả góp dài hạn. Đây được xem là phương án tối ưu vừa bảo vệ giá trị tài sản trước nguy cơ mất giá – lạm phát, vừa nhanh chóng sở hữu nhà ở trước khi giá tăng quá cao.

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

(PLO)- Giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thực tế, không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.