Cá nhân, hộ gia đình tại TP.HCM sở hữu du thuyền gia tăng

Con số du thuyền trên được Sở GTVT TP đưa ra trong văn bản gửi Bộ GTVT xin hướng dẫn chuyên ngành về chấp thuận vùng nước neo đậu phương tiện trên đường thủy nội địa đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, không vì mục đích kinh doanh trên địa bàn TP.HCM.

Ngoài du thuyền, tổng số cano (có sức chở dưới 12 người) của hộ gia đình, cá nhân (chưa tính của cơ quan, đơn vị) được đăng ký đang hoạt động trên địa bàn TP là 390 phương tiện.

Chỉ riêng trong năm 2020, tại TP.HCM, số lượng phương tiện thủy nội địa đăng ký mới phát sinh là 267 phương tiện, trong đó có 22 du thuyền, 28 cano (sức chở dưới 12 người).

Du thuyền neo đậu trên sông, rạch ở Sài Gòn. Ảnh: zingnews

Theo Sở GTVT, với lợi thế về tiềm năng sông nước to lớn cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh của TP.HCM đã phát sinh thực tế nhu cầu hiện nay về sử dụng vùng nước ven bờ trên đường thủy nội địa để neo đậu phương tiện cho tổ chức, cá nhân, không kinh doanh trên địa bàn.

“Việc neo đậu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên đường thủy nội địa thời gian tới là rất lớn. Vùng nước neo đậu phương tiện là vùng tiếp giáp vị trí khu đất thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân đang sinh sống trong khu vực” - văn bản Sở GTVT nêu.

Chính vì vậy, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT trước mắt chấp thuận sử dụng vùng nước tiếp giáp bờ sông để lắp đặt phao nổi, liên kết với bờ bằng cầu dẫn đi bộ để neo đậu các phương tiện thủy nội địa này.

Về lâu dài, Sở đề nghị Bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêu chí kỹ thuật, thủ tục... để quản lý hoạt động đối với loại hình này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm