Ca tử vong thứ tư do virus H7N9 ở Trung Quốc

Như vậy đã có bốn ca tử vong (ba ca ở Thượng Hải, một ca ở Chiết Giang) và 11 ca nhiễm. Trung Quốc vẫn chưa xác định mối liên hệ dịch tễ học giữa các ca nhiễm.

Tại Hong Kong, chính quyền đã yêu cầu giám sát chặt chẽ các nông trại nuôi gia cầm, tiêm phòng, diễn tập tiêu hủy gia cầm và ngưng nhập khẩu gia cầm sống từ Trung Quốc. Hành khách đi máy bay ra vào Hong Kong đều phải thông báo nếu thấy không khỏe. Tại Nhật, các sân bay cảnh báo hành khách đến từ Trung Quốc phải nhờ chăm sóc y tế nếu nghi mình nhiễm cúm gia cầm.

Ca tử vong thứ tư do virus H7N9 ở Trung Quốc ảnh 1

Kiểm tra hành khách đến Đài Loan ngày 4-4. Ảnh : FOCUS TAIWAN

Chiết Giang là địa phương lân cận với Thượng Hải, mới rồi đã xảy ra tình trạng heo chết thả trôi sông như Thượng Hải. Hãng tin AP dẫn nguồn từ chuyên gia của WHO ghi nhận hai điều: Virus H7N9 dường như lây nhiễm sang heo dễ dàng hơn, do đó quá trình lây nhiễm sang người có thể nhanh hơn; virus H7N9 dường như có thể lây nhiễm giữa gia cầm với nhau mà không qua trung gian chim bệnh.

GS Bruno Lina, Giám đốc Trung tâm Quy chiếu về cúm vùng phía Nam ở TP Lyon (Pháp), ghi nhận vẫn chưa rõ chủng virus H7N9 từ đâu đến, làm thế nào lây nhiễm cho người, chủng virus H7N9 nhiễm cho người và dịch tàn phá đàn heo ở Trung Quốc có cùng một virus hay không. GS Malik Peiris ở Viện Y tế cộng đồng (ĐH Hong Kong) lưu ý nếu không loại trừ nhanh thì virus có thể trở thành dịch trên toàn Trung Quốc.

THẠCH ANH - H.DUY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm