Ông LÝ SOK HÊN, cán bộ phụ trách tệ nạn xã hội phường Cô Giang, quận 1, thành viên đội cai nghiện ma túy:
Có bệnh thì phải đưa đi chữa

Sử dụng ma túy trong thời gian dài sẽ trở thành mạn tính, cực kỳ khó chữa. Ngoài ra nó còn phá hủy cơ thể, gây loạn thần, tổn thương não bộ… Đối với người nghiện bất hợp tác, không tự nguyện cai nghiện thì cần phải đưa vào cơ sở bắt buộc để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, trị liệu về tâm lý, học văn hóa nâng cao trình độ, học nghề. Tuy nhiên, đào tạo nghề cho học viên cần gắn liền với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với trình độ, vùng miền sinh sống của học viên. Chẳng hạn, đào tạo nghề sửa chữa xe máy, điện thoại và điện gia dụng là phù hợp cho học viên ở TP.HCM.
Một học viên cai nghiện làm thủ tục tiếp nhận vào Cơ sở xã hội Bình Triệu. Ảnh: H.LAN
Ông LÊ ĐÌNH TOÀN, phó ban bảo vệ dân phố, tổ cơ động phường 5, quận Gò Vấp:
Không đưa đi cai là hại cả đời con

Có nhiều cha mẹ quá nuông chiều con, nói dối với chúng tôi là con hết nghiện rồi và gửi con ở nơi khác để không bị đưa đi cai. Thậm chí có người còn mua cả ma túy cho con chơi khi thấy con vật vã. Thương như vậy là hại cả đời con. Có người em thương anh bị mù do từng sốc thuốc vật vã đói thuốc nên nhiều lần chở anh đi mua rồi dính luôn. Có người hứa cai ở nhà nhưng lén chơi, khi gia đình phát hiện thì đã nghiện nặng, sợ bị bắt đi cai nên bỏ nhà đi đâu không rõ.
Trước đây, người bán thường là nghiện, nay người nghiện bán ma túy để lấy tiền chơi ngày càng đông, không cần lấy tiền của gia đình nữa. Dạo gần đây tình trạng chơi ma túy đá đang rộ lên, lại mắc tiền nên nếu gia đình không cung ứng nổi, họ dễ làm liều. Chơi ma túy đá gây ảo giác rất nguy hiểm. Mới đây chúng tôi vừa nhận được điện thoại kêu cứu của người vợ bị chồng chơi ma túy đá lấy dao rượt.
Đáng nói nhiều sinh viên cũng dễ bị sa ngã. Vừa rồi chúng tôi mới bắt một sinh viên trộm máy tính của bạn đem bán để lấy tiền chích. Nhiều sinh viên báo mất xe, laptop nhưng thực chất là mang đi cầm cố.
Ông NGUYỄN HỮU TÀI, Chi cục phó Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCM:
Mô hình tiếp nhận người nghiện rất nhân văn

Từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, toàn TP.HCM chỉ có năm trường hợp có nơi cư trú được đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc thông qua tòa án. Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc từ 12 đến 24 tháng, các học viên sẽ được học nghề, học văn hóa, tư vấn giáo dục, chuyên đề pháp luật, giá trị sống, tùy theo khả năng và đăng ký thì trường sẽ dạy nghề cho các học viên.
Anh NTL, phường 12, quận 4, người đã từng cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng từ năm 2008 đến nay: Không đời nào đang chơi mà chịu đi cai Tôi bị bạn bè rủ hít heroin từ năm 2001, sau đó bị Công an phường Cầu Kho, quận 1 bắt quả tang, giao cho mẹ tôi quản lý. Người nghiện đang chơi mà làm sao tự cai được, phụ quán cơm với mẹ được bao nhiêu tôi hùn với đám bạn để chơi cho đến khi bị tập trung đi cai bắt buộc ở Trung tâm Đức Hạnh, Bình Phước từ năm 2003 đến 2008. Trong giai đoạn cắt cơn, tôi cũng nghĩ quẩn lắm nhưng rồi cố gắng chấp hành kỷ luật của trung tâm để quyết tâm cai. Ở trong đó, tôi được cho ăn một ngày ba bữa, hằng ngày đi lao động là cạo hạt điều, tới tháng nhận ít lương để mua nước uống, mẹ tôi thường thăm nuôi nên cũng khá thoải mái. Bạn chơi với tôi thời đó đã chết hết rồi, nếu không vào trung tâm chắc giờ này mồ tôi đã xanh cỏ. Việc bỏ hẳn ma túy ăn thua còn là do mình nữa. Trong thời gian dính vào ma túy, tôi bị người ta xa lánh, khinh khi nên có cơ hội cai tự nguyện là quyết tâm dứt bỏ, sống đàng hoàng, sống cho mình và lựa bạn mà chơi. Người nghiện thường hay nói tự chơi tự chịu, không liên quan đến người khác. Người thân nên kiên trì thuyết phục, vận động người nghiện đi cai tự nguyện trước tiên, nếu không dứt được thì đưa đi cai bắt buộc là con đường tốt nhất cứu cuộc đời họ. Ông TRẦN HỮU HÙNG, cán bộ |