Cây cầu kiến trúc cổ nhất TP.HCM xuống cấp nghiêm trọng

Cầu Mống bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa quận 1 và quận 4 và được xem là cầu bộ hành có kiến trúc cổ ở TP.HCM.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, hiện nay nhiều hạng mục cầu bị xuống cấp nghiêm trọng.

Phần cầu ở phía quận 4 có nhiều vết nứt nhất, có vết rộng 3-6 cm và dài gần 3 m từ trên xuống dưới dọc bức tường cầu thang lên cầu.

Vết nứt dài từ trên xuống dưới dọc bức tường cầu thang lên cầu, phản chiếu thấy rõ trên cả mặt kính xe.

Hai bên cầu thang lên xuống cầu phía quận 4 đều bị nứt nghiêm trọng.

Hệ thống ống dẫn cũ kỹ và mặt nền lối lên xuống cầu thang đầy vết nứt.

Vết nứt dài tại bậc cầu thang lên xuống cầu phía quận 4.

Phần tiếp giáp giữa đường dẫn vào cầu và mố cầu có vết nứt rất rộng 4-5 cm. Ngoài ra, bề mặt bê tông trên các bậc thang và mặt cầu đều bị bong tróc.

Một đoạn lan can cầu phía quận 1 hư hỏng.

Khuôn viên lối lên xuống cầu phía quận 4 đầy rác và thường xuyên là nơi giải quyết "tâm sự" của nhiều người, gây mùi hôi khó chịu.

Phần tường và các trụ cầu ở hai phía đều bị vẽ bậy.

Rác đầy cầu thang và cả trên cầu.

Đèn trên cầu cũ kỹ và nhiều đèn bị vỡ mặt kính bên ngoài.

Nhiều ổ khóa "tình yêu" treo dính chùm trên cầu. 

Quần áo của những người lang thang ngủ ở cầu.

Về việc các vết nứt trên cầu, đại diện Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở GTVT TP.HCM) cho biết sẽ cho kiểm tra xem liệu công trình xây dựng cống ngăn triều đang thi công gần đó có ảnh hưởng đến cầu Mống hay không và có biện pháp xử lý.

Cầu Mống do Công ty Vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894, dài 128 m, rộng 5,2 m, lề bộ hành rộng 0,5 m, xây bằng thép kiên cố. Cầu làm theo kiểu vòng mống cho nên dân gian gọi là cầu Mống.

Năm 2012, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đã lắp đặt đèn chiếu sáng mỹ thuật làm đẹp cầu Mống với tổng kinh phí trên 1,4 tỉ đồng. Trước đó, năm 2011, cầu đã được trùng tu.

Theo nguyên bản ngày xưa, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới. Phía đầu cầu quận 1 có hai đường dẫn, một để đi lên cầu sang Vĩnh Hội (quận 4) và đầu còn lại để đi từ phía Vĩnh Hội vòng xuống bến Chương Dương. Về sau cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.

Cầu Mống ngày nay đã trở thành địa điểm hẹn hò lý tưởng của các cặp tình nhân, điểm tham quan của du khách thích đi loanh quanh khám phá TP và thu hút rất nhiều bạn trẻ yêu thích nhiếp ảnh.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm