Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu!

Ngày 17-12, Bảo tàng TP Cần Thơ khai mạc Triển lãm trưng bày chuyên đề phong tục ăn trầu của người Việt, kéo dài bốn tháng, đến 15-4-2016. Triển lãm gồm 200 hiện vật và hình ảnh giới thiệu về phong tục ăn trầu do Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Bảo tàng TP Cần Thơ thực hiện.

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 1
 Mâm trầu, cau ở Nam Bộ gồm 64 lá chia thành tám xấp và hai quày cau.

Theo một số thông tin tại triển lãm, ở Nam Bộ, mâm trầu cau gồm tám xấp trầu, mỗi xấp tám lá, tổng cộng 64 lá (tượng trưng 64 quẻ trong kinh dịch). Chính giữa mâm có hai quày cau. Mâm trầu cau phủ khăn đỏ, đặt trong kiệu bốn người khiêng, gọi là mâm trầu khiêng. Nếu dùng một cái lồng bằng giấy ngũ sắc úp bên ngoài sẽ do một người đội, gọi là mâm trầu trệt.

Bộ dụng cụ ăn trầu của người Việt gồm: cơi đựng trầu hoặc khay trầu, bình vôi, chìa vôi, dao bổ cau, ống ngoáy, chìa ngoáy, hộp thuốc xỉa, dĩa đựng trầu, cau và ống nhổ.

Tục ăn trầu không dành cho nam hoặc nữ. Nam giới khi ăn trầu thì hút thuốc rê, khi lao động luôn mang theo bên mình một túi “Hổ phệ” (giống như cái bóp) đựng mấy miếng trầu cau. Nữ ăn trầu thường dùng kèm thuốc xỉa hoặc chất độn như vỏ cau phơi khô, vỏ cây giấy, đậu phộng… Khi lao động mang bên mình ruột tượng để đựng trầu cau. Ở những gia đình sang trọng, khi các bà ra ngoài thường xách một cái giỏ đan bằng mây, tre, bên trong để một ốp trầu, mấy trái cau tươi hoặc hũ cau ngâm, hũ vôi, hộp thuốc xỉa, dao nhỏ và cái ống nhổ.

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 2
 Bộ sưu tập bình vôi sành, sứ các kiểu dáng - thế kỷ 20. 

Bình vôi dùng ăn trầu thường có dáng tròn vẹt, trổ một lỗ tròn làm miệng ở vai bình, trên chóp có quai xách, chứa vôi đã tôi sền sệt, dùng để ăn trầu. Khi bình vôi cạn thì đổ thêm vôi vào. Lâu ngày, lớp vôi cũ bám chặt vào thành bình phía trong và cứng dần, không thể nạo ra khiến lòng và miệng bình hẹp dần không đựng vôi được nữa.

Theo tục lệ, thay vì vứt bỏ bình này thì người ta đem đặt ở gốc cây cổ thụ trong làng. Ngày lễ cổ truyền, người ta thắp nhang cùng Ông bình vôi. Tục thờ Ông bình vôi xuất hiện những năm đầu thế kỷ 20 và chỉ phổ biến ở miền Bắc, miền Trung nhưng không có sự tích nào rõ ràng để giải thích tục thờ cúng Ông bình vôi.
Ngoài ra, bình vôi còn được tôn là bà chúa trong nhà, là biểu tượng cho quyền lực của người phụ nữ trong gia đình.

Dưới đây là một số hình ảnh về bộ đồ dùng ăn trầu tại triển lãm:

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 3
 Ống ngoáy, chìa ngoáy trầu và dao bổ cau - thế kỷ XX. Ảnh: N.NAM

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 4
 Dao bổ cau các kiểu dáng - thế kỷ XX. Ảnh: N.NAM

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 5
 Ống nhổ trầu bằng đồng - thế kỷ XX.


Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 6
 Hộp thuốc đựng trầu - thế kỷ XIX - XX.

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 7
 Ô trầu Nam Bộ - thế kỷ XIX- XX.

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 8

Rổ trầu bằng tre - thế kỷ XX. 

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 9
 Một loại khay trầu có khảm xà cừ.

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 10
 Một loại giỏ trầu bằng mây, tre.

Choáng với bộ đồ dùng… ăn trầu! ảnh 11
Quả trầu bằng gỗ, mây, tre - cuối thế kỷ XIX. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm