Công việc chăm sóc không lương của phụ nữ trong đại dịch COVID-19 tại TP.HCM

Được biết, khảo sát được thực hiện từ tháng 10-2021 đến tháng 2-2022 tại TP.HCM với hơn 2.000 người tham gia phỏng vấn đến từ các nhóm ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Khảo sát đã cho thấy một bức tranh cập nhật về thực trạng bất bình đẳng của công việc chăm sóc không lương (CSKL) trong bối cảnh COVID-19 tại TP.HCM và đưa ra những bằng chứng quan trọng cho các khuyến nghị chính sách liên quan đến vấn đề này.

Kết quả khảo sát đã được tham vấn với 80 đại biểu theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến là đại diện Các Sở, ngành, đoàn thể và thành viên Ban. Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới TP.HCM, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức; Chuyên gia giới và Giảng viên các Trường ĐH trên địa bàn TP. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, nhóm nghiên cứu sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo để công bố kết quả khảo sát cũng như các khuyến nghị chính sách vào tuần cuối tháng 3-2022. 

Khảo sát được tham vấn với 80 đại biểu theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: TÚ NGÂN.

Phát biểu tại hội thảo, Bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới Sở Lao động- Thương binh & Xã hội TP.HCM nhấn mạnh: "Gánh nặng của công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở việc nâng cao vị thế và sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, xã hội.

Việc khẳng định và nâng cao vai trò thiết yếu của công việc chăm sóc không lương trong gia đình với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, đặc biệt trong những tình trạng khẩn cấp như dịch bệnh COVID-19, sẽ thúc đẩy sự phân chia công việc bình đẳng hơn, trao quyền cho người phụ nữ và làm cơ sở vững chắc cho bình đẳng giới. Kết quả khảo sát sẽ là bằng chứng quan trọng cho việc phối hợp với các ngành nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công việc chăm sóc không lương trong gia đình, nơi làm việc và là cơ sở để tham mưu, đề xuất chính sách xã hội tại TP.HCM". 

Bà Lê Thị Lan Phương - cán bộ Chương trình Chấm dứt bạo lực với Phụ nữ, UN Women Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TÚ NGÂN

Bà Lê Thị Lan Phương, Cán bộ Chương trình Chấm dứt bạo lực với Phụ nữ, UN Women Việt Nam cũng khẳng định: "Sự cần thiết của các biện pháp can thiệp nhằm thừa nhận, giảm thiểu và tái phân phối công việc chăm sóc không lương đối với phụ nữ. Ngoài ra, cần tiếp tục thúc đẩy thay đổi các chuẩn mực xã hội và thay đổi khuôn mẫu giới trói buộc phụ nữ với vai trò nội trợ, chăm sóc con cái, người già, người ốm, làm hạn chế cơ hội học tập, thăng tiến cũng như sự tham gia của họ vào mọi mặt của cuộc sống".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm