Đoàn giám sát của Quốc hội thăm, làm việc rác Đa Phước

Sáng ngày 2-5, đoàn giám sát do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội làm trưởng đoàn cùng đại diện của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng và lãnh đạo Sở TN&MT TP.HCM đi thăm và làm việc với 4 doanh nghiệp của TP.HCM, có liên quan đến việc quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý chất thải chăn nuôi, gồm: Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị, Công ty CP Tâm Sinh Nghĩa, Công ty CP Vietstar và VWS.

Đoàn giám sát xem mô hình xây dựng bãi chôn lấp hiện đại của VWS

Tại buổi tiếp đoàn giám sát của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Lan Phương (Phó TGĐ VWS) đã giới thiệu về quá trình đầu tư xây dựng từ năm 2006 và triển khai hoạt động tiếp nhận, xử lý rác cho TP.HCM từ tháng 11-2007. Đây là dự án được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, do ông David Duong (TGĐ Công ty California Waste Solutions – Việt kiều Mỹ) về nước đầu tư.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội chia sẻ ý kiến về dự án của VWS

Bà Phương cho biết, trong 12 năm qua, Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đã tiếp nhận gần 70% tổng lượng rác thải của thành phố, giúp thành phố giải được bài toán nan giải về ô nhiễm môi trường, không có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh… Và, hiện nay mỗi ngày, Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước vẫn đang tiếp nhận 5.000 tấn rác thải từ các nguồn thu gom trên địa bàn thành phố…

Đoàn giám sát tham quan dây chuyền xử lý nước rỉ rác hiện đại của Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước

Báo cáo trước đoàn giám sát, bà Phương đã có một số kiến nghị, đề xuất, nhằm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình vận hành, hoạt động, cụ thể:

1. TP.HCM vẫn chưa thực hiện vành đai cây xanh cách ly 322 ha như đã cam kết trong hợp đồng nên VWS phải đầu tư thêm rất nhiều chi phí (ngoài dự kiến) để mua sắm thêm trang thiết bị, hóa chất để thực hiện công tác kiểm soát mùi trực tiếp (che kín bãi chôn lấp, phun chế phẩm khử mùi…). Tuy nhiên, giải pháp này không hiệu quả khi thời tiết có mưa to, giông bão.

2. Vẫn có một số hộ dân thuộc dự án vành đai cây xanh cách ly đang sinh sống kế bên Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. VWS nhiều lần gửi văn bản đề nghị TP.HCM hỗ trợ, di dời gấp các hộ dân này để đảm sức khỏe, cuộc sống của họ đồng thời không làm ảnh hưởng để việc xây dựng, vận hành của khu liên hợp. Hiện nay các hộ dân này chưa được bồi thường, giải tỏa nên bức xúc, thường xuyên tạo ra nhiều hình thức gây khó khăn cho hoạt động dự án.

3. Các cơ quan có thẩm quyền thường xuyên thanh, kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ môi trường đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thế nhưng, các cấp có thẩm quyền lại chưa có hướng dẫn và chưa giúp doanh nghiệp kịp thời cập nhật các thay đổi mới về các quy định, nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ ngành…

4. Về khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực môi trường, Chính phủ cần đối xử và ưu đãi công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VWS là doanh nghiệp FDI), đặc biệt là gói tín dụng và lãi suất vay đầu tư trong lĩnh vực môi trường.

5. Từ đầu năm 2017 đến nay, đoạn đường 1,5 km (từ QL 50 dẫn vào Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước) không được quét, rửa đường trong khi mỗi ngày đoạn đường này có khoảng 500 xe chở rác vào, ra liên tục, làm bốc mùi hôi thối, gây khó chịu cho người đi đường và người dân xung quanh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm