Một ngày làm công nhân dọn rác

Chương trình “Thử thách dọn rác” diễn ra vào sáng 23 và 24-3 trong khuôn khổ chiến dịch Giờ Trái đất 2019 do báo Sài Gòn Giải Phóngphối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (Công ty Môi trường đô thị) tổ chức. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 200 tình nguyện viên (TNV) là học sinh, sinh viên đến từ dự án “Năng lực xanh cho cộng đồng”. Theo đó, các TNV sẽ dọn rác dọc tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.

Rác thải mỗi năm mỗi tăng

Công ty Môi trường đô thị cho hay trung bình mỗi ngày lượng rác thải công ty vớt trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè khoảng 10 tấn. Lượng rác này cũng tăng 10%-15%/ năm. Phần lớn ở đây là rác thải sinh hoạt của các hộ dân sống dọc tuyến kênh nhỏ có kết nối dẫn ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Một phần khác do những người buôn bán vãng lai đổ thẳng rác xuống kênh.

Ông Cao Văn Tuấn, Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng và công nghệ môi trường, Công ty Môi trường đô thị, nhấn mạnh rất nhiều trường hợp công nhân công ty phải rất vất vả để vớt lượng lớn rác thải công nghiệp, thậm chí đồ nội thất có kích thước lớn bị vứt bỏ xuống kênh. Công ty phải sử dụng thiết bị chuyên dụng mới có thể vớt được.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, thông tin hiện lượng chất thải trên địa bàn cả nước phát sinh khoảng 12,8 triệu tấn/năm. Tốc độ gia tăng trung bình mỗi năm khoảng 12%. Cả nước đang tồn tại 660 bãi chôn lấp rác thải có diện tích trên 1 ha nhưng chỉ có 25% trong số đó đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Hệ quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng.

Một vấn đề khác, ước tính hiện nay lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt trên địa bàn TP khoảng 1,2 triệu m3/ngày và lượng nước thải phát sinh tương ứng.

Các tình nguyện viên vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: VÕ HÀ

Hầu hết nước thải sinh hoạt của người dân đều được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi thải ra ngoài. Trong khi đó, TP chỉ mới đầu tư hai hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 171.000 m3/ngày đêm, xử lý khoảng 13,2% nước thải đô thị. Với lưu lượng xả thải khá lớn thì nước thải sinh hoạt cũng là nguồn ô nhiễm chính cho kênh rạch trên địa bàn TP.

Trước thực trạng trên, chương trình “Thử thách dọn rác” mong muốn gửi đến cộng đồng thông điệp bảo vệ môi trường hết sức mạnh mẽ - Hãy ngừng xả rác và bảo vệ nguồn nước sạch. Đó cũng chính là bảo vệ sự sống, sức khỏe của mỗi chúng ta.

Ước muốn môi trường trong sạch

Nhiều học sinh, sinh viên tỏ ra rất nhiệt tình và phấn khởi khi được góp sức cùng chương trình “Thử thách dọn rác”.

Em Nguyễn Quang Tâm, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) là TNV của chương trình, chia sẻ: Với hành động nhặt rác của mình cũng như các TNV khác, em hy vọng mọi người có thể dần dần thay đổi ý thức về việc xả rác để môi trường sống của chúng ta ngày càng trong sạch hơn.

“Chỉ vài giờ dọn rác em đã thấy công việc này rất cực khổ và càng cảm phục các cô chú vệ sinh môi trường. Đến thời điểm này em vẫn vô cùng phấn chấn và sung sức khi tham gia chương trình” - em Tâm nói.

Đồng quan điểm, em Nguyễn Cẩm Thoa, sinh viên Trường ĐH Kinh tế tài chính, phấn khởi nói: “Đây là lần đầu em tham gia một chương trình ý nghĩa như thế này. Em muốn giúp môi trường trở nên trong sạch hơn. Để thực hiện được điều này thì hành động trước mắt là thu gọn rác và bỏ rác đúng nơi quy định. Chỉ với một hành động nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn”.

Áp dụng phần mềm để phân loại rác

Theo ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị, rác là nguồn tài nguyên, tuy nhiên nếu rác thải không được phân loại và tái chế hợp lý thì sẽ nguy hại cho môi trường và chất lượng sống của người dân. Ngoài những chương trình bảo vệ môi trường, công ty đang tiếp tục mở rộng hoạt động dự án khu phố xanh thêm năm trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tân Phú và kế đến là quận Bình Tân.

Ông Nhựt thông tin điểm mới của chương trình là ngoài việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác thải thành ba loại (rác hữu cơ, rác tái chế và rác còn lại) để đổi quà, công ty cũng đưa vào ứng dụng phần mềm MGREEN (app mgreen) sử dụng trên điện thoại thông minh. Đây là phần mềm đầu tiên về môi trường được thiết kế để hướng dẫn phân loại rác thải, quy đổi điểm lấy quà hoặc liên hệ điện thoại để được hỗ trợ chuyển giao rác thải… 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.

TP.HCM còn 166 điểm tồn đọng rác

TP.HCM còn 166 điểm tồn đọng rác

(PLO)- Một số địa bàn vẫn còn nhiều điểm tồn đọng rác thải cần được giải quyết triệt để như TP Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, quận 12 và quận Bình Thạnh.

Thời tiết ở Nam Bộ những ngày Tết Giáp Thìn 2024

Thời tiết ở Nam Bộ những ngày Tết Giáp Thìn 2024

(PLO)- Trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ở Nam Bộ sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ làm cho tầm nhìn xa có phần hạn chế; trưa, chiều giảm mây và nắng, cường độ nắng gia tăng vào giữa trưa, trời nắng nóng.

TP.HCM: Mỗi người dân quận 1 sẽ trồng một cây xanh

TP.HCM: Mỗi người dân quận 1 sẽ trồng một cây xanh

(PLO)- Ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM, cho biết quận sẽ phấn đấu bình quân mỗi người dân quận 1 trồng một cây xanh, cùng chung sức ‘Vì một Việt Nam xanh” theo chủ trương trồng một tỉ cây xanh của Chính phủ.