TP.HCM: nỗ lực thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo

Hiểu được điều này, trong những năm qua, chính quyền và các ngành chức năng TP.HCM đã có nhiều hành động cụ thể bám sát những mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính; xanh hóa sản xuất gắn với các công nghệ cao, công nghiệp sạch; xanh hóa lối sống nhằm xây dựng TP trở thành một đô thị thân thiện, văn minh, hiện đại.

Nhiều con số môi trường đáng báo động

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, TP.HCM hiện là địa phương có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất cả nước, với 38,5 triệu tấn CO2, chiếm khoảng 16% lượng phát thải quốc gia. Trong đó, phát thải khí carbon từ hoạt động giao thông, vận tải chiếm đến 45%.

Mật độ phương tiện giao thông dày đặc ở TP.HCM đã kéo theo những hệ lụy tiêu cực. Kết quả mô phỏng theo mô hình Tích hợp châu Á - Thái Bình Dương (AIM) cho thấy lượng phát thải khí nhà kính tại TP.HCM vào năm 2030 sẽ tăng khoảng 2,6 lần so với năm 2016 nếu không có bất kỳ hành động giảm thiểu nào.

Mật độ phương tiện giao thông lớn khiến TP.HCM có phát thải khí carbon cao

Kết quả quan trắc chất lượng không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng cho thấy, đến cuối năm 2020, các phương tiện giao thông, vận tải trên địa bàn thành phố, đặc biệt là xe máy sẽ tạo ra lượng phát thải lên đến gần 17 triệu tấn các loại khí độc gồm HC (hydrocarbon), CO (carbon monoxit) và NOx (oxit nitơ).

Tại TP.HCM, theo thống kê của Trung tâm Đo đếm hệ thống điện TP.HCM, lượng điện năng tiêu thụ của TP đạt mức 90,038 triệu kWh, cao hơn 10% so với đỉnh của năm 2018. Con số này cũng cao gấp 2,5 lần so với ngày thấp nhất tính từ đầu năm 2019.  

Thông tin từ Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) cho hay, sản lượng điện tiết kiệm điện trong 6 tháng đầu năm 2020 của Tổng công ty đạt 290,71 triệu kWh, tăng 30,36% so với cùng kỳ và chiếm 2,30% so với thương phẩm.

Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ khiến TP.HCM phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khác như: ngập úng; thiếu điện vào mùa khô; suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm; ùn tắc giao thông; lượng chất thải đô thị lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Tăng trưởng xanh, phát triển sạch là ưu tiên hàng đầu

Trước tình hình nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và các loại năng lượng truyền thống đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt đã đặt ra cho TP.HCM những chiến lược cấp thiết trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo. Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng hóa thạch kết hợp với nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, biogas, thủy điện… được xem là giải pháp hữu hiệu và bền vững.

Ngoài việc thiết lập kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), cần ưu tiên phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chất thải nguy hại và dự án thu hồi năng lượng từ rác; xử lý bùn thải; quy hoạch khu vực phát thải carbon thấp; khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và tăng cường xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG; sử dụng năng lượng hiệu quả tại các tòa nhà thương mại; khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo; trồng cây chống sạt lở bờ sông Sài Gòn…

Kết quả tính toán ban đầu cho thấy kịch bản phát triển thông thường năm 2016, TP.HCM phát thải khoảng 51.846 tấn CO2; năm 2030 là hơn 160.000 tấn CO2. Nếu TP.HCM thực hiện các hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong những lĩnh vực nông nghiệp, cao ốc, dân dụng, giao thông thì năm 2030 lượng phát thải chỉ là 112.517 tấn CO2 (giảm 21%).

Sử dụng năng lượng tiết kiệm là một giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường

TP.HCM được đánh giá là nơi còn nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sạch. Trong đó ba nguồn năng lượng dồi dào nhất phải kể đến là: mặt trời, gió, rác thải. Nếu tận dụng tốt những nguồn năng lượng này, TP không những giải quyết tốt bài toán an ninh năng lượng mà còn góp phần đáng kể trong việc thực hiện thành công chương trình mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tính đến ngày 11-5-2020, toàn thành phố có 6.835 công trình điện mặt trời áp mái được lắp đặt với tổng công suất là 88,78MWp. Lượng điện năng phát lên lưới đến nay là hơn 30,49 triệu kWh. 

TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, cần nhanh chóng thiết lập các cơ chế chính sách đầu tư, quản lý và chuyển giao công nghệ, kiểm soát ô nhiễm ngay từ đầu, quan tâm nhiều hơn về sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch…; tập trung nguồn lực thích đáng (nguồn vốn trong nước và quốc tế) với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với BĐKH trong tương lai. (tổng hợp)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

(PLO)- Dự báo nắng nóng vẫn tiếp diễn, sang tháng 4 và tháng 5 sẽ có những đợt nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng cả miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao nhất là trên 39 độ C.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.

TP.HCM còn 166 điểm tồn đọng rác

TP.HCM còn 166 điểm tồn đọng rác

(PLO)- Một số địa bàn vẫn còn nhiều điểm tồn đọng rác thải cần được giải quyết triệt để như TP Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, quận 12 và quận Bình Thạnh.