Đức quốc xã và thảm kịch quái thai

Khi những đứa trẻ thời đó đang bước vào tuổi già, họ phải đối mặt với các khoản tiền chăm sóc sức khỏe tăng cao. Nhưng một số người đang hy vọng rằng một mối liên hệ nào đó giữa loại thuốc này với Đức quốc xã có thể giúp cho việc đền bù có thể khả dĩ hơn.

Đức quốc xã và thảm kịch quái thai ảnh 1

Rất nhiều nạn nhân còn sống không có được trợ cấp hoặc đền bù tương xứng.
Vào tháng 11/1961, tác giả Frederick Dove (Hamburg, Đức) mới chỉ năm tháng tuổi. Gia đình cậu bé không hề biết tại sao một người con trai khỏe mạnh của họ khi sinh ra lại có hai cánh tay ngắn tủn, bàn tay thì cong queo và không hề có ngón nào.
Nhưng cuối tháng đó, sự thật cuối cùng cũng được phơi bày.

Sau khi một tờ báo của Đức đưa tin rằng loại thuốc giảm đau có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng hàng loạt đứa trẻ Đức sinh ra sau năm 1958 với rất nhiều dị tật trên cơ thể. Nhà sản xuất của loại thuốc này là Chemie Guenethal co rúm lại trước những sức ép ngày càng gia tăng, và vào ngày 26/11, họ đã thu hồi tất cả các sản phẩm an thần mà trước đó sinh lời không xuể.

Một vài ngày sau đó, một hãng được cấp phép cung cấp thuốc an thần dạng này tại Anh là Distillers phải theo hầu vị kiện tại nước này. Nhưng ngay sau đó, khoản bồi thường cũng chấm hết.

Loại thuốc an thần này có đặc tính giảm đau mạnh và rất nhiều phụ nữ trong thời gian đầu của thai kỳ đã dùng chúng để giảm bớt cơn ốm nghén. Họ không hề biết rằng các tác động của loại thuốc này lên thai nhi có thể gây ra dị tật bẩm sinh, hoặc khiến cho những đứa trẻ khi ra đời mang hình thù dị dạng.

Các chi trên cơ thể của trẻ không được phát triển bình thường, trong một số trường hợp là cả mắt, tai và cơ quan nội tạng. Không ai có thể biết chính xác có bao nhiêu trường hợp sảy thai do loại thuốc này gây, nhưng theo ước tính chỉ riêng trên lãnh thổ Đức, 10.000 đứa trẻ bị dị tật ra đời. Rất nhiều trẻ không thể sống lâu do bị tác động quá mạnh.

Tuy nhiên, việc đền bù thiệt hại cho nạn nhân cũng giống như việc tác động của thuốc lên tử cung dường như chỉ mang tính ngẫu nhiên. Trong những năm gần đây, chính phủ Anh đã có nhượng bộ cho những nạn nhân còn sống tại nước này. Các nhà chức trách ngành thuế và người kế nhiệm của hãng Distiller đã tăng khoản tiền đền bù cho các nạn nhân lên mức 63.000 USD (40.000 Bảng Anh) mỗi năm.

Các chiến dịch yêu cầu mức đền bù cao hơn đang được rất nhiều người ủng hộ tại Đức cũng như ở những nơi khác. Quá trình này không có những tiến triển nhanh chóng, nhưng lại có thể mang lại thay đổi lớn lao nếu như có bằng chứng cho thấy rằng không phải hãng là Chemie Gruenenthal phát minh ra loại thuốc an thần này như mọi người từng nói, mà là các nhà khoa học đã từng làm việc cho chế độ Phát xít Đức.

Gruenenthal có bằng sáng chế ra thuốc an thần này từ giữa những năm 1950. Nhưng các điều tra trong hai năm gần đây cho thấy rằng một thương hiệu của Đức là Contergan lại do hãng dược phẩm của Pháp là Rhone-Poulenc sở hữu. Trong suốt những năm đầu thập kỷ 1940, hãng này lại nằm trong quyền kiểm soát của Đức quốc xã.

Giờ đây có một điều cũng trở nên rõ ràng hơn là, Gruenenthal từng là một phần trong mạng lưới của các nhà khoa học và thương gia Đức thời hậu chiến. Những người này đã từng đóng vai trò lãnh đạo trong suốt thời kỳ Đức quốc xã. Chẳng hạn, ngay sau chiến tranh, Gruenenthal đã thuê Tiến sĩ Heinrich Mueckter làm trưởng nhóm các nhà khoa học. Heinrich Mueckter đã bị bắt tại Ba Lan với tội danh tội phạm chiến tranh do tiến hành các thí nghiệm y học tại các trại tập trung tội phạm, cùng thời điểm đó có hàng trăm tội phạm đã chết.

"Việc Gruenenthal chấp nhận một người như Tiến sĩ Mueckter chính là một trong những nhân tố then chốt mà chúng ta phải nhấn mạnh trong vụ bê bối thuốc an thần" - Gernot Stracke, phát ngôn viên của nhóm nạn nhân tại Đức nói.

Ông này nói thêm: "Theo tôi hiểu, không có bất kỳ đại diện nào của chính phủ Đức đưa ra bình luận công khai về khả năng loại thuốc an thần này bắt nguồn từ thời Đức quốc xã, hoặc là liệu chính phủ có thể chấp thuận khoản tiền chi trả cao hơn và trợ giúp nhiều hơn cho các nạn nhân còn sống nếu như tìm ra bất kỳ bằng chứng nào về mối liên hệ này".

Martin Johnson - giám đốc của trung tâm Niềm tin Thalidomide tại Anh và Giáo sư Ray Stokes thuộc Đại học Glasgow đang chuẩn bị xuất bản cuốn sách sau khi điều tra về nguồn gốc của loại thuốc an thần này có thể liên quan tới Đức quốc xã.

Ông Johnson nói: "Mặc dù vào lúc này, chúng ta không thể chứng minh được Thalidomide hoàn toàn do Đức quốc xã phát triển và thử nghiệm trên các trại tập trung tù nhân, không có bằng chứng nào nổi trội cho thấy loại thuốc này đã được kiểm định khi họ tìm kiếm loại thuốc giải độc cho việc gây tê thần kinh".

Đối với những người còn sống, hàng thập kỷ qua phải chật vật với những cánh tay, chân bé xíu, cong queo hoặc thậm chí không hề có đồng nghĩa với sự bền bỉ hơn và nước mắt rơi trên những khối cơ và bắp thịt còn sót lại, và hầu như lúc nào cơ thể mãi không thể lớn đó cũng phải chịu đựng những cơn đau và chứng viên khớp kinh niên.

Ở nhiều nơi, những nạn nhân còn sống còn không được bồi thường, hoặc rất ít. Trong số khoảng 6.000 nạn nhân còn sống trên khắp thế giới, gần như chỉ một nửa trong số đó nhận được thỏa thuận đền bù tại Đức. Thỏa thuận này cung cấp một khoản tiền vào khoảng 13.500 Euro mỗi năm, nhưng lại không chi trả các khoản tiền cho nhu cầu cần thiết cho những nạn nhân bị mất nhiều chi trên cơ thể. Rất nhiều nạn nhân không hề có khoản thu nhập riêng và phải cần tới rất nhiều sự chăm sóc lâu dài.

Ngày nay, chỉ còn lại hơn 3.000 người trong nhóm này còn sống. Tại Anh, có chừng 470 người. Trong số gần 50 quốc gia có nạn nhân của loại thuốc này, phải kể đến Nhật Bản (với 300 người còn sống), Canada và Thụy Điển (với hơn 100 người), và Úc (45 người). Mãi đến gần đây thì chính phủ Tây Ban Nha mới biết là loại thuốc này từng được phân phối ở trong nước. Nhưng cũng không ai rõ là có bao nhiêu người trong số đó còn sống sót. Có thể phải lên tới con số hàng trăm.

Sau năm 1961, loại thuốc này vẫn chưa biến mất - các nhà nghiên cứu y học phát hiện thấy thuốc này có thể vô cùng hiệu quả trong một số trường hợp điều trị. Với điều kiện là chỉ định của bác sĩ rất nghiêm ngặt, đặc biệt là với bệnh nhân nữ đang trong thời gian chăm sóc con nhỏ. Nhưng đáng buồn là tại Brazil, nơi mà thuốc này từng được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh phong, lại xuất hiện 800 người bị dị tật bẩm sinh do thuốc này gây nên.
Theo Thu Lượng (VNN / BBC)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm