Đúng là chuyện thật như bịa!

Nguyên tắc này xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án, từ giai đoạn điều tra đến khi xét xử.

BLTTHS nước ta cũng nêu nguyên tắc này. Theo đó, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, ĐTV, viện trưởng, phó viện trưởng VKS, KSV, chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình (Điều 14 BLTTHS).

Nếu nói về “điều cấm” thì khó tìm thấy trong BLTTHS có điều nào cấm anh/chị/em cùng tham gia tiến hành tố tụng trong cùng một vụ án. Tuy nhiên, khi áp dụng chẳng có nơi nào lại để tình trạng những người thân thích cùng tham gia giải quyết một vụ án cả. Khi gặp phải trường hợp này những người tiến hành tố tụng phải tự thấy và từ chối tham gia vì như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng. Mặt khác, nếu người tiến hành tố tụng không tự từ chối thì người tham gia tố tụng có quyền đề nghị thay đổi vì có lý do chính đáng là người tiến hành tố tụng không vô tư.

Có lẽ ở huyện Châu Đức vì thiếu cán bộ hoặc có thể vị KSV nhận thức rằng luật không cấm nên không từ chối, còn nếu lại vì động cơ cá nhân mà cố tình tham gia thì đúng là có vấn đề!? Biết mà cứ nhắm mắt bỏ qua là có động cơ không trong sáng rồi!

Trong vụ án này, ngoài việc KSV là chị của ĐTV thì còn một vụ trộm xảy ra ngay tiệm Internet của vị KSV thì khó có thể nói rằng do không biết được! Riêng việc này là đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng rồi. Bởi vụ mất trộm xảy ra tại nhà KSV thì chí ít KSV là người liên quan đến vụ án, tức phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo khoản 1 Điều 42 BLTTHS. Ngoài ra, khi đó ĐTV lại là người thân thích với người liên quan - KSV nên theo hướng dẫn tạikhoản 4 Mục I Nghị quyết 03/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì trường hợp này ĐTV cũng phải từ chối tiến hành tố tụng, nếu không từ chối thì phải bị thay đổi.

Công tác chuẩn bị phiên tòa cũng là một vấn đề cần phải bàn đối với vụ án này. Nếu chuẩn bị tốt thì có lẽ phiên tòa ngày 19-3-2015 sẽ không phải hoãn với lý do các vị hội thẩm bận công tác đột xuất. Nếu vị hội thẩm bị ốm đột xuất thì còn lý giải được nhưng đây lại do bận công tác đột xuất! Không biết công tác đột xuất là công tác gì và cơ quan chủ quản của vị hội thẩm này có làm hết trách nhiệm đối với hoạt động tham gia xét xử không?

Về những vấn đề các bị cáo kêu oan và cho rằng bị bức cung, nhục hình; bị chích điện vào ngực, hông… cần phải được điều tra làm rõ. Làm gì có quy định nào ra tòa bị cáo khai bị ép cung, bức cung, khai báo không thống nhất là tòa án lại hoãn? Nếu cứ như vậy thì tòa hoãn mấy lần mới xét xử xong vụ án?

Một vụ án không đến nỗi phức tạp mà tòa án huyện phải hoãn đi hoãn lại đến lần thứ tư thì bảo sao gia đình các bị cáo không bức xúc, la ó!

Thiết nghĩ qua sự việc này, các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh, nhất là lãnh đạo TAND huyện Châu Đức cần rút kinh nghiệm để giải quyết dứt điểm vụ án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật đúng với tinh thần cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vụ án ông Tô Hoài Dân: Phản cung toàn diện

Vụ án ông Tô Hoài Dân: Phản cung toàn diện

(PLO)- Cả 3 bị cáo trong vụ án lừa đảo liên quan ông Tô Hoài Dân ở Cà Mau đều phản cung, cho rằng mình không có chiếm đoạt của Nhà nước 7,3 tỉ đồng như cáo buộc.