Ép... dân chịu trách nhiệm cuối cùng

Những lỗi thường xuyên họ bị quy kết là “dân trí thấp”, “ý thức thấp”,… dẫn đến sự thất bại của nhiều chính sách, nhiều mục tiêu của các ban ngành. Và sau tất cả những sự thất bại (của quan chức) đó, dân là người phải chịu trách nhiệm.

Bình luận về việc thu phí hạn chế phương tiện mà Bộ GTVT đề xuất, nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói: “Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng (ảnh) là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân” (VNExpress).

Chúng ta có một khẩu hiệu rất hay về vai trò quyết định của Nhà nước trong công việc: “Cán bộ nào thì phong trào ấy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thì từng nói: “Muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém…”. Nay cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã diễn ra nhiều năm và người chịu trách nhiệm sau cùng cho mọi thất bại vẫn là… dân.

Bộ trưởng Thăng chưa tại nhiệm được một năm, ông phải giải quyết hậu quả do những người tiền nhiệm để lại. Trong khi ông chưa thành công trong một chính sách cụ thể nào, người ta đã nhìn thấy trước ở ông lối mòn tư duy của những người cũ, đó là ép dân thay vì phục vụ dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm