070-2025

SỐ 070 (7343) - Thứ Hai 31-3-2025 Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn 2 KỊCH BẢN KHI GIÁ VÀNG LẬP ĐỈNH Vàng được xem là kênh đầu tư an toàn, có tiềm năng sinh lời trung bình. Trong ảnh: Người dân đến cửa hàng vàng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM để mua vàng. Ảnh: HOÀNG GIANG Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dành cả đời cho dân ca phương Nam Sáp nhập phường,xã:Tinhlọc cán bộ, phục vụ dân tốt hơn Số hóa hoạt động xét xử: Người dân ngồi nhà cũng biết diễn tiến tố tụng Ngư dân Hải Phòng vững tin vươn khơi, thắp sáng đèn trên biển trong so nay trang 5 trang 6 trang 12 trang 2+3 trang 4 trang 11 Luật và đời “Bảo kê” cát lậu và tiếng thở dài từ vùng sạt lở Sạt lở - câu chuyện chưa bao giờ cũ ở miền Tây - một lần nữa được bàn tán khắp nơi khi thông tin cựu giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang đính chính trước tòa chỉ nhận hối lộ 17 lần, chứ không phải 20 lần từ nhóm khai thác cát lậu… Thật không biết phải nói gì thêm. (Xem tiếp trang 7)

2 Thời sự - Thứ Hai 31-3-2025 LÊ THOA Hiện nay tại TP.HCM, các phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã đang được gấp rút triển khai để làm cơ sở trước khi thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện. Nhiều chuyên gia cho rằng cần có những phương án tối ưu khi sắp xếp ĐVHC cấp xã tại TP.HCM, nhất là cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố về diện tích, dân số, đặc điểm địa lý, lịch sử và văn hóa của từng khu vực. Xem xét kỹ đặc điểm nội thành và ngoại thành TS Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM, nhấn mạnh việc sắp xếp phường, xã tại TP trước hết phải tuân thủ các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Đảm bảo tính khoa học, hợp lý, dựa trên tiêu chí về diện tích, dân số, mật độ dân cư và các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Đồng thời, không quên giữ gìn bản sắc địa phương, ưu tiên giữ lại những tên gọi có giá trị lịch sử, văn hóa, được người dân địa phương đồng thuận. Theo TS Quyền, đối với khu vực nội thành nên ưu tiên sáp nhập các phường có diện tích nhỏ và dân số ít để tạo ra các ĐVHC có quy mô phù hợp. “Với những quận nội thành có mật độ dân số cao, phương án sáp nhập để tinh gọn bộ máy hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý đô thị là một quá trình phức tạp. về mặt dân cư đã ổn định, ăn sâu vào trong lối sống của người dân, tạo thành những nhóm dân cư tự nhiên. Chính vì vậy có thể dựa vào điều này để thành lập phường mới. “Con số sáp nhập bao nhiêu ra sao hay được khoán biên chế để quản lý địa phương mới tốt hơn. Trao nhiều quyền để cấp xã tự quyết Về vận hành của chính quyền Một điều quan trọng khi sắp xếp phường, xã là rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu giấy tờ và thời gian chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: HOÀNG GIANG Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về tờ trình, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC, trong đó quy định cụ thể về tiêu chuẩn của ĐVHC hình thành sau sắp xếp. Khi dự thảo được thông qua, căn cứ tình hình thực tế cũng như các tiêu chí, TP.HCM sẽ có phương án sắp xếp phù hợp. Quá trình này đặt ra yêu cầu nhanh nhưng khoa học, làm cơ sở cho sự phát triển mới. Qua nghiên cứu, tôi đánh giá những tiêu chuẩn mới là có cơ sở và phù hợp với tình hình mới. Một số điểm chú ý như diện tích và dân số tăng gấp ba lần so với tiêu chuẩn cũ; phường mới sau sắp xếp có diện tích 35 km2 (bằng tiêu chuẩn diện tích của một quận theo Nghị quyết 1211/2016), dân số 50.000 người… Từ đó, không gian phát triển sẽ mở rộng hơn theo hướng phường, xã sắp xếp sẽ như là một quận, huyện thu nhỏ, đây cũng là cơ hội mới cho sự phát triển của các địa phương. Một điểm mới nữa là nếu sắp xếp bốn ĐVHC cấp xã thành một đơn vị thì không phải đánh giá về tiêu chuẩn diện tích và dân số. Theo tôi, đây cũng là một yếu tố phù hợp được tính đến khi sắp xếp tổ chức bộ máy của các ĐVHC phải sáp nhập. Tuy nhiên, các địa phương phải đặt lên hàng đầu mục tiêu chiến lược, tầm nhìn dài hạn. Do đó, ngoài các tiêu chí nêu trên, các địa phương cần chủ động hơn trong đề xuất sáp nhập cho sự phát triển lâu dài của mình nếu thấy cần thiết. Có thể là ba nhưng cũng có thể là sáu ĐVHC sáp nhập thành một… Thực tế hiện nay diện tích nhiều quận ở TP.HCM cũng chưa đảm bảo tiêu chí của một phường theo Nghị quyết 1211/2016 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dù vậy khi sắp xếp cũng cần lưu ý một số ĐVHC hiện hữu có nhiều tính chất đặc biệt như xã đảo Thạnh An, bởi đây là nơi có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối các ĐVHC liền kề. Do vậy phải xác định lại phương án sắp xếp hoặc nghiên cứu cách tổ chức bộ máy và phương tiện kết nối giao thông thuận lợi sau sắp xếp. Hay TP Thủ Đức với kỳ vọng trở thành trung tâm kinh tế sáng tạo, đổi mới và là động lực phát triển của TP.HCM cũng như khu vực phía Nam theo quy hoạch trước đó, việc sắp xếp cũng cần nghiên cứu xác định địa giới hành chính phù hợp với ba trục phát triển. Gồm Khu công nghệ cao - trung tâm công nghệ và sản xuất tiên tiến; khu vực ĐH Quốc gia TP.HCM - trung tâm giáo dục - nghiên cứu khoa học; khu vực Thủ Thiêm và khu đô thị mới phía đông - trung tâm tài chính và dịch vụ hiện đại. Ngoài ra, tên các phường, xã sau sắp xếp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên, theo tôi thì có hai yếu tố cần quan tâm trong bối cảnh hiện nay là lịch sử, văn hóa và tính khoa học, hiệu quả. Thứ nhất, những yếu tố lịch sử, văn hóa lâu đời của một địa phương, một khu vực sẽ là niềm tự hào, động lực truyền thống để phát triển lâu dài. Các đặc điểm này cũng có thể là yếu tố nhận diện cho địa phương mới trên cơ sở các địa phương trước đó. Thứ hai, tính khoa học và hiệu quả. Tên của ĐVHC mới sẽ phải đảm bảo các yếu tố như dễ nhận diện theo ĐVHC cấp huyện (cũ), gắn với đặc trưng phát triển về kinh tế, văn hóa hay phù hợp với chiến lược phát triển địa phương giai đoạn mới. Như vậy, phải xem tên ĐVHC mới phải là động Do đó, phải đảm bảo tính hiệu quả cũng như bền vững của phương án sáp nhập” - TS Quyền nêu. Còn ở những khu vực ngoại thành có diện tích lớn, dân số phân bổ không đều, TS Quyền cho rằng nên xem xét kỹ lưỡng đặc điểm địa lý và dân cư của từng nơi. “Có thể giữ lại những xã có diện tích và dân số phù hợp, đồng thời sáp nhập các xã có diện tích nhỏ và dân số thấp; chia các xã có diện tích quá lớn thành nhiều ĐVHC nhỏ hơn để đảm bảo hiệu quả quản lý” - ông Quyền nói, đồng thời nhấn mạnh cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn nông thôn, nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân ở khu vực này. Còn TS Nguyễn Thị Thiện Trí, giảng viên khoa Luật hành chính - nhà nước Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng bên cạnh các tiêu chuẩn chung khi sáp nhập thì cần tính toán đến đặc điểm nổi bật của địa phương đó. Như làng ĐH Thủ Đức, các khu vực đặc trưng về ngành nghề lâu đời… cũng cần được tính toán để không bị chia rẽ, trộn lẫn những đặc trưng này. TS Trí cho rằng TP.HCM là một đô thị có bề dày lịch sử, sự phân chia phường, tạo thành bao nhiêu phường là điều cần quan tâm nhưng không nên chia theo con số cơ học” - TS Trí nói và cho rằng Trung ương có thể trao cho TP.HCM sự chủ động trong việc quyết định sẽ sắp xếp Quá trình sáp nhập phường, xã, cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân. Mới đây, UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương chú trọng việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận của cử tri trên địa bàn trước khi tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (gọi chung là đề án). Sở Nội vụ được giao chủ trì hoàn thiện việc xây dựng đề án này trong tháng 4. HĐND TP.HCM, TP Thủ Đức, năm huyện và 63 xã, thị trấn ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trước ngày 5-5. Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ đề án tham mưu UBND TP trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 10-5. UBND TP yêu cầu chậm nhất 60 ngày làm việc, sau khi có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương phải tổ chức công bố nghị quyết; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư và sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công; thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới khi hình thành ĐVHC mới. Thời gian thực hiện trước ngày 10-6. Cũng theo kế hoạch, cơ quan, đơn vị phải đảm bảo kịp thời cấu hình hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP cho các ĐVHC trước, trong và sau khi sắp xếp để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính trên môi trường điện tử được thông suốt, không xảy ra ách tắc… Kiện toàn mô hình chính quyền địa phương hai cấp trước 10-6 thoisu@phapluattp.vn Sáp nhập phường, xã: Tinh lọc phục vụ dân tốt hơn Chính quyền sau sắp xếp phải phục vụ người dân tốt hơn Theo các chuyên gia, khi sắp xếp cấp xã thì điều đầu tiên là cần đảm bảo các dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục… và các thủ tục hành chính không bị gián đoạn.

3 lực phát triển mới, thể hiện mũi nhọn chiến lược để nhận diện địa phương. Sắp xếp ĐVHC cấp xã là bước đi tất yếu để tinh gọn bộ máy, tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản trị. Quá trình này cần đảm bảo sự đồng thuận của người dân, ổn định tổ chức và phù hợp với quy hoạch phát triển. Đặc biệt, phải chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, lịch sử, tránh những xáo trộn lớn trong các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ công. Sáp nhập không chỉ là giảm đầu mối mà còn phải tạo động lực phát triển bền vững, hiện đại hơn. Quan trọng nhất là chính quyền sau sắp xếp phải hoạt động hiệu quả, phục vụ người dân tốt hơn. ThS ĐẬU NGỌC LINH, Học viện Cán bộ TP.HCM Thời sự - Thứ Hai 31-3-2025 ThS Đậu Ngọc Linh, Học viện Cán bộ TP.HCM. Ảnh: NVCC 212.606 là số cán bộ, công chức cấp xã của cả nước trong giai đoạn 2019-2021 với 82,3% có trình độ ĐH. Theo Bộ Nội vụ, căn cứ vào quy mô về dân số và diện tích thì giai đoạn sau năm 2023, cả nước cần 228.620 cán bộ, công chức cấp xã. Hiện nay, Nghị định 33/2023 quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại ĐVHC cấp xã. Cụ thể, phường loại I là 23 người, loại II là 21 người và loại III là 19 người. Xã, thị trấn loại I là 22 người, loại II là 20 người, loại III là 18 người. Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn cán bộ, chính quyền và người dân trong giải quyết các vấn đề liên quan. Đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian xử lý các hồ sơ, người dân không phải chờ đợi lâu hoặc di chuyển đến các cấp chính quyền cao hơn. Từ đó giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công và làm tăng sự hài lòng của người dân, giúp tăng cường hiệu quả quản lý hành chính tại cơ sở. UBND cấp xã cũng đóng vai trò quan trọng trong triển khai chuyển đổi số tại các địa phương. Nếu được phân cấp, phân quyền và ủy quyền hợp lý, UBND cấp xã có thể dễ dàng áp dụng các công nghệ mới, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đồng thời trực tiếp kết nối với các hệ thống quản lý hành chính cấp tỉnh và cấp quốc gia. Qua đó, giúp tăng cường hiệu quả quản lý và tiết kiệm chi phí cho các cơ quan nhà nước cũng như người dân. Riêng với TP.HCM, xuất phát từ vị trí, vai trò là một trong những siêu đô thị của cả nước, chính quyền cấp xã lại càng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề hằng ngày của người dân, doanh nghiệp. Ông LÊ HOÀNG MINH, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM: Giữ lại cán bộ có đức, có tài cho bộ máy Tôi thấy phương án bỏ quận và nhập phường, xã là rất hợp lý, nhằm bớt cồng kềnh cho bộ máy hành chính, người dân cũng thuận tiện, dễ dàng làm việc khi bộ máy hành chính còn hai cấp. Việc nhập phường cũng dễ hình dung địa chỉ khi tìm đường hơn xưa. Nhưng theo tôi, phương án mới được đề xuất có thể cân nhắc có vài sự điều chỉnh cho phù hợp hơn. Chẳng hạn phường 17, 19 (quận Bình Thạnh) từ lâu đã gắn với tên Thị Nghè hay những cái tên như Hàng Xanh, Tân Cảng, Thanh Đa, Bà Chiểu… Đây là những địa danh nổi tiếng mà người dân trong và ngoài quận thường hay nhắc tới khi nói về quận Bình Thạnh. Những địa danh này không chỉ tạo nên những tiếng gọi quen thuộc, mà còn là bản sắc riêng của địa phương. Vì vậy, tôi rất mong muốn việc giữ lại những cái tên vốn mang dấu ấn riêng của quận. Phần khác mỗi lần nghe việc chia tách, sáp nhập, người dân cũng rất ngại làm lại giấy tờ vì điều này làm mất khá nhiều thời gian cho cả cán bộ cũng như người dân. Bởi vậy, tôi mong sau đợt sắp xếp này, mọi thứ sẽ hoạt động trơn tru, đi vào hiệu quả và có sự ổn định lâu dài. Việc sáp nhập cũng nhằm sắp xếp lại bộ máy, giảm cán bộ, vì thế tôi mong sẽ có kế hoạch cụ thể, chi tiết để bộ máy giữ lại những cán bộ có năng lực, có đức, có tài và tận tâm với dân, đó mới là điều tiên quyết nhất khi sắp xếp bộ máy hành chính hai cấp. LÊ THOA - BẢO PHƯƠNG TS PHẠM ĐÀO THỊNH, ĐH Sài Gòn: Xây dựng bộ tiêu chí về cán bộ phường, xã Thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã, cần chọn những cán bộ có đủ tài năng, tâm huyết để xây dựng bộ máy chính quyền hiệu quả cao, trong sạch, vận hành trôi chảy. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ yếu kém năng lực, phẩm chất đạo đức kém, thiếu nhiệt huyết ra khỏi đội ngũ. Trong quá trình tinh gọn bộ máy cũng là điều kiện tốt nhất để sàng lọc, lựa chọn lấy những cán bộ có tiềm năng tốt, tiến bộ và loại bỏ những cán bộ sa sút đạo đức, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đây cũng là lúc phải xây dựng bộ tiêu chí về cán bộ phường, xã đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Sau khi lựa chọn đội ngũ cán bộ phường, xã, TP.HCM cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ nhằm thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng chuyên môn. Đồng thời có chính sách bảo đảm đời sống cho đội ngũ cán bộ để họ an tâm công tác, phục vụ công cuộc cải cách hành chính. Ngay sau khi sáp nhập, TP.HCM cần khẩn trương tổ chức mô hình chính quyền phường, xã tương ứng với bộ máy cấp TP nhằm bảo đảm hoạt động điều hành thông suốt từ UBND TP đến UBND cấp phường, xã. Bên cạnh đó là phải bảo đảm cho cán bộ phường, xã tiếp cận cách làm việc trong hệ thống chính quyền mới thiết lập. Một bộ máy hoạt động tốt là điều kiện quan trọng để đội ngũ cán bộ phường, xã hoạt động có hiệu quả tốt. Do đó, cần triển khai hệ thống bộ máy sao cho đồng bộ để họ có môi trường hoạt động tốt. TS NGUYỄN THỊ HÀ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Cấp xã cần được phân cấp mạnh về giải quyết thủ tục hành chính Theo định hướng sắp xếp các ĐVHC, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp thì 1/3 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã (cấp cơ sở). Do đó, mở rộng phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực nhất là cho UBND cấp xã là điều phù hợp. Đây cũng là bước quan trọng trong việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở các địa phương. Đặc biệt, khi mô hình chính quyền hai cấp được triển khai, UBND cấp xã sẽ trở thành đầu mối quan trọng trong thực thi các chính sách và giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Việc mở rộng phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho UBND cấp xã sẽ làm gia tăng sự gần gũi giữa Khi sắp xếp lại phường, xã, TP.HCM phải có kế hoạch để máy giữ lại những cán bộ có năng lực, có đức, có tài và tận tâm với dân. Ảnh: THUẬN VĂN Ý kiến cấp cơ sở sau sáp nhập, TS Trí cho rằng chính quyền mới phải phản ứng nhanh với mọi việc, muốn vậy thì bộ máy phải theo chế độ thủ trưởng, giảm bớt họp hành. Cùng với đó, phải trao quyền tự quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương, không phải chờ tỉnh quyết nữa. Bởi cấp xã sắp tới sẽ xa “trung tâm đầu não”, nếu phải hỏi ý kiến và chờ trả lời sẽ rất khó khăn. “Cấp xã sẽ được phân cấp, phân quyền nhiều hơn nhưng điều quan trọng là cấp xã được tự quyết bao nhiêu quyền, hay trao quyền nhưng việc gì cũng phải hỏi cấp tỉnh?” - TS Trí bày tỏ. Theo bà, cấp tỉnh chỉ cần làm công tác kiểm tra, thanh tra, bảo đảm sự hợp lý, đúng đắn khi vận hành bộ máy. “Cấp tỉnh chỉ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối, đưa ra chính sách, đường hướng phát triển địa phương, không ôm vụ việc cụ thể” - bà Trí nói và nhấn mạnh cấp xã phải có bộ phận chuyên môn, chuyên sâu về từng lĩnh vực và phải được nâng tầm hơn. Đặc biệt trong giải quyết thủ tục hành chính phải giúp người dân giải quyết tại chỗ, không để người dân phải lên tỉnh và cấp tỉnh cũng không giải quyết những vụ việc cụ thể nữa. Theo TS Quyền, khi sắp xếp cấp xã thì điều đầu tiên là cần đảm bảo các dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục… và các thủ tục hành chính không bị gián đoạn trong quá trình chuyển đổi. Có kế hoạch chuyển giao, bàn giao công việc rõ ràng giữa các ĐVHC cũ và mới. Đồng thời, thông báo kịp thời và đầy đủ cho người dân về các thay đổi liên quan đến địa điểm, số điện thoại cùng quy trình làm việc của các cơ quan hành chính. Mặt khác, cũng cần thiết lập các kênh thông tin đa dạng để người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin. Sớm rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu giấy tờ và thời gian chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp. Ông Quyền cũng cho rằng phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm mang đến sự tiện lợi tối đa cho người dân, có cơ chế khuyến khích và khen thưởng đối với những cán bộ, công chức thực hiện tốt điều này. Bên cạnh đó là công khai các thông tin về hoạt động của chính quyền, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công, đẩy mạnh phát triển hạ tầng và các dịch vụ công cộng để đáp ứng nhu cầu của người dân trong TP. Ngoài ra còn cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn nông thôn, nâng cao hiệu quả quản lý, nhất là ưu tiên các khu vực đặc biệt.•

4 Thời sự - Thứ Hai 31-3-2025 thoisu@phapluattp.vn Lân sư rồng TP.HCM là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Sáng 30-3, tại TP.HCM đã diễn ra lễ công bố quyết định về việc nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TP.HCM được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp TP. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, lân sư rồng TP.HCM đã gây dựng được dấu ấn không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế. Mỗi đoàn lân sư rồng đều mang những bản sắc riêng, tạo nên màu sắc độc đáo trong mắt người xem. Theo ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM, TP đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật lân sư rồng, bao gồm nghiên cứu, kiểm kê và ghi nhận sự phát triển của loại hình nghệ thuật này. Cũng trong sáng 30-3, TP.HCM công bố thêm bảy di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp TP: Đình thần An Khánh, đình thần Long Bình, đình Long Hòa (TP Thủ Đức); chợ Tân Định, đền bà Mariamman, Trường THPT Trưng Vương (quận 1); Trường ĐH Sài Gòn (quận 5). VĂN HÀ • Triệu tập 80 người trong vụ hỗn chiến trên Quốc lộ 1. Ngày 30-3, Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết đã triệu tập 80 người liên quan vụ mang hung khí hỗn chiến trên Quốc lộ 1 (TP Nha Trang) vào rạng sáng 27-3 và tạm giữ khẩn cấp 37 người trong số này. XUÂN HOÁT • Chi 5 triệu đồng, thuê người tạt sơn tiệm spa. Ngày 30-3, Công an TP.HCM đang phối hợp củng cố hồ sơ, điều tra vụ NHS (18 tuổi) thuê ĐMQ (17 tuổi) tạt sơn tiệm Soul Spa (quận 1, TP.HCM) với giá 5 triệu đồng do mâu thuẫn cá nhân. HỒNG THẮM • Khởi tố kẻ chém nam shipper khi đi giao hàng. Ngày 30-3, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã khởi tố Nguyễn Minh Thu (41 tuổi) để điều tra hành vi chém nam shipper NĐT trọng thương khi đi giao hàng cho một phụ nữ vào ngày 20-3. LÊ ÁNH Ngày 30-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng. Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ách tắc tại các dự án tồn đọng, kéo dài, không để lãng phí nguồn lực như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh. Thủ tướng nêu rõ thời gian ngắn, công việc nhiều, tính chất phức tạp nên quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó tháo gỡ, thẩm quyền của ai thì người đó giải quyết, không đùn đẩy, né tránh. Thủ tướng lưu ý trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; “đánh chuột nhưng không vỡ bình”, không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, tinh thần là rõ tới đâu làm tới đó, làm tới đâu chắc tới đó; với những vấn đề có tính cá biệt thì phải đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý. Các thủ tục để xử lý cho các dự án phải cố gắng hoàn thành trước ngày 30-5. BÙI TRANG TP.HCM đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025). Để phục vụ sự kiện quan trọng này, các tuyến đường trung tâm như Lê Duẩn và Pasteur đang được thi công để lắp đặt khán đài, sân khấu. Quá trình triển khai được chia thành ba giai đoạn, bắt đầu từ cuối tháng 3 và dự kiến hoàn tất vào giữa tháng 4. Các hạng mục thi công bao gồm lắp dựng khán đài, sân khấu, phát quang cây xanh, tháo dỡ dải phân cách và các công trình liên quan nhằm tạo không gian cho lễ diễu binh, diễu hành. Sau sự kiện, công tác tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và tái lập cảnh quan sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 12-5. Theo ghi nhận của PV, dọc theo các tuyến đường Pasteur và Lê Duẩn, hàng chục công nhân đang miệt mài lắp đặt khán đài và sân khấu. Những tấm thép lớn, giàn giáo cùng nhiều thiết bị kỹ thuật đã được tập kết, sẵn sàng phục vụ thi công. Tại Công viên 30-4, nhóm công nhân cây xanh tất bật cắt tỉa cành lớn để tạo không gian thông thoáng cho lễ diễu binh, diễu hành. Trong khi đó, trên đường Lê Duẩn, các máy móc hoạt động không ngừng để tháo dỡ dải phân cách, mở rộng khu vực tổ chức sự kiện... NGUYỄN TIẾN Ngày 30-3, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa tiếp nhận một con tê tê Java quý hiếm từ ông Trương Quang Phước (ngụ thôn 2, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) để tiến hành các thủ tục bàn giao, thả về môi trường tự nhiên. Trước đó, khoảng 21 giờ ngày 29-3, ông Phước chuẩn bị đóng cửa đi ngủ thì nghe tiếng động lạ ngoài sân. Ông đi kiểm tra thì phát hiện một con tê tê đang bò từ vườn lên hiên nhà. Nhận thức đây là loài động vật quý hiếm, ông Phước đã báo chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Tê tê Java thuộc nhóm IB - loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. VÕ TÙNG Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tháo gỡ dứt điểm cho các dự án kéo dài. Ảnh: Chinhphu.vn Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Sáng 30-3, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng có chung đường biên giới, có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác truyền thống từ lâu đời, được hun đúc qua những năm tháng chung sức, đấu tranh gian khổ, giành độc lập, tự do. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước là nguồn sức mạnh to lớn nhất, là tài sản quý báu của hai dân tộc cần được tiếp tục gìn giữ, vun đắp và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau. Phó Thủ tướng đề nghị hội tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, làm tốt vai trò cầu nối tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc, đóng góp nhiều hơn nữa vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài giữa nhân dân hai nước. Đại diện đoàn đại biểu Campuchia, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam Vann Phal chúc mừng và bày tỏ mong muốn các hoạt động của Hội Hữu nghị hai nước sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa nhân dân hai nước ngày càng bền chặt, lâu dài. (Theo TTXVN) Đền thờ Vua Hùng tại TP Cần Thơ sẽ mở cửa đến tối phục vụ người dân dịp giỗ tổ Ngày 29-3, Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ có thông tin về lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Theo đó, lễ giỗ tổ sẽ được tổ chức tại đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ lúc 7 giờ ngày 7-4. Nghi thức lễ giỗ tổ gồm thả lá đại kỳ ngũ sắc; chương trình dâng hương, dâng lễ vật quốc tổ Hùng Vương. Từ ngày 5 đến 7-4, thời gian mở cửa đền thờ Vua Hùng phục vụ người dân và du khách tham dự lễ giỗ tổ Hùng Vương từ 7 giờ đến 21 giờ. Các ngày khác mở cửa theo thường lệ, không mở cửa buổi tối. Các hoạt động văn hóa, thể thao hưởng ứng dịp giỗ tổ Hùng Vương gồm giải Việt dã TP Cần Thơ lần thứ IV năm 2025, với số lượng khoảng 3.000 người, dự kiến diễn ra vào ngày 6-4-2025. Triển lãm ảnh “Văn học, nghệ thuật Cần Thơ chặng đường 50 năm (1975-2025)” sẽ diễn ra từ ngày 6-4 đến 19-5. Ngày 7-4, có các hoạt động như trình diễn và tặng chữ thư pháp; diễu hành trang phục truyền thống... NHẪN NAM Sân bay Phan Thiết được sử dụng công trình Bộ Quốc phòng đã đầu tư Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký công văn đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng lưỡng dụng đối với dự án sân bay Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT. Trước đó, Văn phòng Chính phủ có Thông báo 19 về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Bình Thuận chỉ đạo tư vấn hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, xác định rõ tài sản dùng chung (đất quốc phòng, tài sản do quân đội đầu tư), cơ chế khai thác lưỡng dụng, cách thức quản lý, sử dụng, khai thác, đầu tư mới, duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm nhiệm vụ quân sự và phục vụ khai thác dân dụng… Việc khai thác lưỡng dụng trên nguyên tắc ưu tiên phát triển kinh tế, sẵn sàng phục vụ hoạt động quốc phòng khi có yêu cầu. PHƯƠNG NAM ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng TP.HCM gấp rút thi công khán đài cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Chuẩn bị đi ngủ thì phát hiện tê tê quý hiếm vào nhà Tin vắ n

5 Thời sự - Thứ Hai 31-3-2025 thoisu@phapluattp.vn AN HIỀN Sáng 30-3, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Tham dự chương trình có ông Mai Ngọc Phước, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Về phía TP Hải Phòng có sự tham dự của ông Đào Trọng Đức, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam (VN) TP Hải Phòng; đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hải Phòng; ông Trần Văn Phương, Bí thư Huyện ủy Cát Hải; ông Phan Viết Điện, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải… cùng đông đảo bà con ngư dân, các em học sinh vượt khó học giỏi của TP Hải Phòng. Hành trình ý nghĩa đồng hành cùng ngư dân vươn khơi Phát biểu mở đầu chương trình, ông Mai Ngọc Phước cho biết đầu năm 2023, báo Pháp Luật TP.HCM chính thức khởi động chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Đây là chương trình thiện nguyện xã hội có ý nghĩa chính trị quan trọng và các giá trị nhân văn cao quý. Từ đó đến nay, chương trình đã đến với bà con ngư dân ở 20 tỉnh, TP có biển trên cả nước. “Lần này, chúng tôi rất vui mừng khi chương trình đến với chính quyền và bà con ngư dân TP Hải Phòng. Đây là địa phương có biển thứ 20 mà báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức chương trình này” - ông Phước nhấn mạnh. Tiếp tục chia sẻ, ông Mai Ngọc Phước thông tin kể từ khi khởi động đến nay, chương trình đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương và sự đồng hành của rất nhiều các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân. Nhờ vậy, chương trình đã tổ chức được nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật gần gũi, dễ hiểu, giúp ngư dân nâng cao nhận thức khi đánh bắt trên biển. Tiêu biểu như xuất bản và phát tặng cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản”; tổ chức diễn đàn “Đáp lời ngư dân”, tạo cơ hội đối thoại trực tiếp giữa ngư dân và chính quyền; tổ chức các hội thảo, tọa đàm về giải pháp gỡ thẻ vàng cho ngành hải sản; talkshow “Ngư dân hỏi - Ban ngành trả lời”. Bên cạnh đó, chương trình cùng các doanh nghiệp chung tay hỗ trợ ngư dân, đặc biệt là các hộ khó khăn sau đại dịch COVID-19. Giai đoạn 20232024, tại 19 tỉnh, TP ven biển, chương trình đã dành khoảng 34 tỉ đồng cho các hoạt động thiết thực, trong đó 28 tỉ đồng trao quà tặng cho hàng ngàn hộ ngư dân; 2 tỉ đồng học bổng cho hơn 600 học sinh; 4 tỉ đồng cho các hoạt động theo nhu cầu của địa phương như Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu, quà Tết Nguyên đán, khám và phát thuốc miễn phí cho ngư dân vùng biển khó khăn. “Chương trình không chỉ giúp bà con tháo gỡ vướng mắc, vươn khơi bám biển mà còn góp phần phát triển đời sống và kinh tế biển bền vững” - ông Phước nhấn mạnh. Năm 2025, bên cạnh các hoạt động truyền thông về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU), chương trình sẽ tập trung hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển bền vững theo Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ. Mục tiêu là đưa ngành nuôi biển trở thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, đồng bộ, an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường. “Trong bối cảnh đó, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM triển khai kỳ vọng chung tay với Trung ương và chính quyền TP Hải Phòng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân về chống khai thác trái phép, sớm gỡ thẻ vàng IUU. Khi thẻ vàng được gỡ, thủy sản xuất khẩu sẽ có giá trị cao hơn. Chương trình của chúng tôi cũng mang đến những món quà, tình cảm, sự động viên kịp thời, ý nghĩa để cùng bà con hưởng trọn niềm vui vươn khơi” - Tổng Biên tập Mai Ngọc Phước bày tỏ. Báo Pháp Luật TP.HCM góp phần hỗ trợ ngư dân vượt qua khó khăn Ông Phan Viết Điện, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, cho biết thời gian qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp nên huyện Cát Hải, TP Hải Phòng đã triển khai quyết liệt công tác chống khai thác IUU và đạt nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng, đặc biệt là Đồn biên phòng Cát Hải, Cát Bà thường xuyên tuần tra, kiểm soát giấy tờ tàu cá và thiết bị giám sát hành trình. Nhờ đó, nhận thức pháp luật của ngư dân được nâng cao, vi phạm khai thác trái phép giảm đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, ông Điện đánh giá công tác chống khai thác IUU tại huyện Cát Hải vẫn còn một số hạn chế, cần khắc phục trong thời gian tới. Chủ tịch UBND huyện Cát Hải cho rằng việc chưa gỡ được thẻ vàng của EC gây nhiều khó khăn cho ngư dân. Do vậy, chương trình do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tại các địa phương ven biển, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước trao quà tặng cho ngư dân tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Ảnh: PHI HÙNG Ngư dân Hải Phòng vững tin vươn khơi, thắp sáng đèn trên biển Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức đã đến với TP Hải Phòng, điểm dừng chân thứ 20 trong hành trình ý nghĩa đồng hành cùng ngư dân. đặc biệt là huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, mang ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc. Chương trình không chỉ lan tỏa thông điệp tích cực, sẻ chia với ngư dân khó khăn vươn khơi bám biển mà còn góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật. Qua đó, hỗ trợ ngư dân tuân thủ quy định khi đánh bắt, hướng tới mục tiêu gỡ bỏ thẻ vàng của EC đối với thủy sản VN trong năm 2025. “Thay mặt lãnh đạo UBND huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo TP và báo Pháp Luật TP.HCM đã quan tâm tổ chức chương trình tại huyện Cát Hải, góp phần hỗ trợ ngư dân vượt qua khó khăn. Mong rằng thời gian tới, báo Pháp Luật TP.HCM sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ không chỉ ngư dân huyện Cát Hải mà cả ngư dân trên toàn quốc” - ông Điện nhấn mạnh.• Chương trình không chỉ giúp bà con tháo gỡ vướng mắc, vươn khơi bám biển mà còn góp phần phát triển đời sống và kinh tế biển bền vững. Ông Phan Viết Điện, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, đánh giá chương trình do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tại các địa phương ven biển, đặc biệt là huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, mang ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc. Ảnh: PHI HÙNG Ông Đào Trọng Đức, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng, trao suất học bổng cho các em học sinh. Ảnh: PHI HÙNG Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức từ đầu năm 2023, diễn ra tại 28 tỉnh, TP giáp biển trên cả nước với tổng kinh phí thực hiện hơn 30 tỉ đồng, nhằm hỗ trợ, động viên, đồng hành cùng bà con ngư dân; sát cánh cùng Chính phủ và chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ thẻ vàng cho ngành hải sản của VN. Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” của báo Pháp Luật TP.HCM đã đoạt giải nhất giải Báo chí TP.HCM lần thứ 42 năm 2024 và mới đây nhất là đoạt giải thưởng sáng tạo TP.HCM lần thứ tư năm 2025. Lãnh đạo Trung ương và nhiều tỉnh, TP trong cả nước cùng với nhân dân đánh giá đây là chương trình xã hội thiện nguyện có giá trị, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong năm 2025 này, bên cạnh các hoạt động truyền thông pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định ( IUU), ban tổ chức sẽ hướng tới việc hỗ trợ bà con ngư dân phát triển kinh tế biển bền vững theo Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ. Mục tiêu đặt ra là đưa ngành nuôi biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Hướng tới hỗ trợ bà con ngư dân phát triển kinh tế biển bền vững 1. Công ty CP Pin ắc quy miền Nam (PINACO). 2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV). 3. Tập đoàn Vingroup - Công ty CP. 4. Công ty CP Dược phẩm TV.Pharm. 5. Công ty CP Acecook VN. Danh sách nhà tài trợ chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”

6 Ngày 30-3, Công an xã Kon Gang (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc vườn chanh dây của một hộ dân bị kẻ xấu phá hoại, gây thiệt hại nặng. Theo đó, vụ việc đã được Công an xã Kon Gang tiếp nhận thông tin, kiểm tra hiện trường. Do vụ việc vượt quá thẩm quyền của công an xã nên Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai đã trực tiếp thụ lý, điều tra. Vườn chanh dây bị phá hoại là của gia đình anh Nguyễn Văn Giỏi (38 tuổi). Kết quả kiểm tra có 61 gốc chanh dây bị cắt, chặt ngang gốc, ước tính thiệt hại hơn 60 triệu đồng. “Phát hiện sự việc, chân tay tôi bủn rủn không đi được. Toàn bộ vốn, công sức gia đình tôi đầu tư vào đây mất sạch. Vườn chanh dây chỉ còn 15 ngày nữa là thu hoạch rồi” - anh Giỏi buồn rầu. Nhìn vườn chanh dây vốn đang tốt tươi, quả trĩu cành nay đã héo úa, quả bắt đầu teo tóp lại, anh Giỏi không kìm được cảm xúc tiếc nuối. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tục xảy ra các vụ phá hoại cây trồng của nông dân tại các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Ia Grai... Riêng vụ chặt cà phê, hồ tiêu của chị Giang Phương Thanh (xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang), cơ quan điều tra đã bắt được thủ phạm là người anh rể. LÊ KIẾN Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 31-3-2025 cấp thông tin, tra cứu hồ sơ, quá trình tố tụng; sao y, trích lục cho đương sự; tiếp nhận các thông tin khiếu nại, tố cáo về hoạt động của TAND quận 1. Khi cần tra cứu thông tin, người dân không cần phải đến tòa mà chỉ cần nhắn tin qua Zalo “Tòa án nhân dân quận 1” và cung cấp số hồ sơ, thông tin họ tên, CCCD; thông tin ủy quyền… Sau khi tiếp nhận thông tin, cán bộ tại TAND quận 1 sẽ tra cứu thông tin hồ sơ trên hệ thống quản lý nội bộ và phản hồi lại cho người dân được biết. Anh Nguyễn Sỹ Pháp (32 tuổi, đại diện ủy quyền) cho biết anh đã đến tòa nộp đơn ly hôn cho khách hàng và được tòa nhận cung cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện, kèm theo mã QR Zalo “Tòa án nhân dân quận 1”. Thay vì phải đến tòa theo ngày hẹn (ít nhất bảy ngày) và đợi nhận kết quả xử lý đơn, anh Pháp chỉ cần quét mã QR để tra cứu thông tin. Sau khi được cán bộ tòa án thông tin đơn khởi kiện đã được thụ lý, anh liền đến tòa án để nhận thông báo. “TAND quận 1 hỗ trợ người dân tra cứu thông tin giải quyết đơn rất tiện lợi. Thay vì phải chờ đúng ngày hẹn đến nhận kết quả xử lý đơn, tôi chỉ cần quét mã QR để hỏi thông tin và biết được sớm hơn tình trạng xử lý đơn. Trong trường hợp cần chỉnh sửa, bổ sung đơn khởi kiện cũng có thể nhanh chóng bổ sung. Tiết kiệm công sức, thời gian đi lại” - anh Pháp chia sẻ. Bên cạnh đó, tại trụ sở TAND quận 1 đã lắp đặt hệ thống quét mã định danh trên văn bản mà tòa này phát hành. Các văn bản của TAND quận 1 đều được tổ số hóa đính kèm theo mã định danh khi phát hành, đóng dấu và lưu văn bản gốc trên hệ thống. Khi nhận được văn bản ghi thông tin TAND quận 1, để xác minh đúng văn bản đó là giả hay thật, người dân có thể mang văn bản đến quét mã tại máy hoặc chụp văn bản gửi đến tài khoản Zalo của TAND quận 1. Nếu đúng là văn bản của TAND quận 1, văn bản gốc sẽ được hiển thị trên máy để người dân dễ dàng đối chiếu. Chuyển đổi số là nhu cầu cấp bách Theo ông Nguyễn Quang Huynh, Chánh án - Trưởng ban chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử TAND quận 1, việc số hóa để tạo ra những dữ liệu có giá trị được thực hiện trên nền tảng là các chỉ đạo mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước nói chung và của ngành tòa án nói riêng. Như lời Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu: “Dữ liệu là trung tâm của chuyển đổi số” tại sự kiện ra mắt Hiệp hội Dữ liệu quốc gia. Việc số hóa cũng xuất phát từ nhu cầu cấp bách và thiết thực trong quá trình công tác của từng thẩm phán, thư ký tại đơn vị. Trung bình mỗi thẩm phán thụ lý khoảng 150-200 hồ sơ/năm nhưng lại thiếu biên chế thư ký. Trong khi số lượng án thụ lý ngày càng nhiều với tính chất phức tạp và việc quản lý cả tiến trình tố tụng là không hề đơn giản. Thực tế này đặt ra nhu cầu tối thiểu hóa công tác soạn thảo văn bản tố tụng và cần có một công cụ như một trợ lý giúp thẩm phán quản lý tổng lượng hồ sơ và tiến trình cụ thể của từng hồ sơ. Ông Huynh cho biết việc số hóa được thai nghén từ cuối năm 2022 và đưa vào vận hành từ tháng 10-2023. Đến nay, các thẩm phán, thư ký đã sử dụng hệ thống quản lý thông tin nội bộ và khai thác dữ liệu hồ sơ số một cách thông thạo. Chỉ cần máy tính kết nối mạng, với một cú nhập chuột, họ có thể quản lý và nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án của mình. Hệ thống này giúp thẩm phán có cái nhìn tổng quan về tỉ lệ giải quyết án định kỳ; theo dõi quá trình tác SONG MAI Mới đây, TAND quận 1, TP.HCM đã đưa ra xét xử vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy đối với người mẫu Đinh Nhikolai cùng 12 bị cáo khác với “format” của một phiên tòa số hóa. Trước đó, trong phiên xử nam tài xế đánh người gần BV Từ Dũ, tòa cũng áp dụng mô hình này. Đây là một trong những bước tiến lớn của TAND quận 1 nói riêng và ngành tòa án nói chung trong việc chuyển đổi số công tác xét xử để phục vụ người dân tốt hơn. Bên cạnh việc đẩy mạnh sử dụng phần mềm tranh tụng, TAND quận 1 còn triển khai và xây dựng thành công các ứng dụng sinh trắc học để người dân tra cứu thông tin, theo dõi quá trình tố tụng; xác minh độ chính xác của văn bản mà tòa ban hành… Nhiều tiện ích cho người dân Hiện nay, TAND quận 1 đang triển khai kênh thông tin “Tòa án nhân dân quận 1” trên Zalo để cung Người dân quét mã định danh trên văn bản để đối chiếu văn bản phát hành với văn bản gốc đã được lưu trong hệ thống. Ảnh: SONG MAI động của từng hồ sơ, các bước tố tụng đã thực hiện, các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc mà không phải trực tiếp xem tài liệu giấy. “Có thể nói việc chuyển đổi số không những thay đổi cách thức làm việc từ truyền thống sang không gian số, mà còn là cơ sở để đơn vị tái cấu trúc toàn bộ quy trình hoạt động theo hệ thống khép kín, thống nhất, xuyên suốt quá trình tố tụng. Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị trên nền tảng số phù hợp với quy định về tố tụng và không ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử của thẩm phán” - Chánh án Nguyễn Quang Huynh nói. Cũng theo ông, việc thực hiện số hóa đã giúp người dân đã tiết kiệm thời gian trong việc trích sao bản án, quyết định. Thông qua phần mềm tranh tụng, người dân đã dễ dàng tiếp cận tài liệu, chứng cứ được trình chiếu trong quá trình xét xử. Thời gian tới, TAND quận 1 tiếp tục số hóa hồ sơ lưu trữ từ năm 1976 đến 30-9-2023. Phát triển hệ thống quản lý thông tin nội bộ như tích hợp và nâng cấp chương trình máy học, trí tuệ nhân tạo AI vào quy trình xử lý, đề xuất giải quyết hồ sơ toàn diện và triệt để hơn; xây dựng phòng làm việc, phòng xét xử ảo trên không gian mạng…• Khi cần tra cứu thông tin, người dân không cần phải đến tòa mà chỉ cần nhắn tin qua Zalo, cán bộ tại TAND quận 1 sẽ tra cứu thông tin hồ sơ trên hệ thống quản lý nội bộ và phản hồi lại. Vợ chồng trẻ xót xa nhìn vườn chanh dây bị kẻ xấu chặt gốc phapluat@phapluattp.vn Số hóa hoạt động xét xử: Người dân ngồi nhà cũng biết diễn tiến tố tụng Sau khi triển khai thành công việc số hóa, chuyển đổi số và mô hình tòa án điện tử, TAND quận 1 đẩy mạnh việc xét xử số hóa các vụ án bằng phần mềm tranh tụng. Đối với một phiên tòa số hóa, toàn bộ hồ sơ vụ án sẽ được số hóa và đưa vào trong phần mềm tranh tụng. HĐXX, luật sư và thư ký được trang bị máy tính kết nối với các màn hình lớn trong phòng xử. Thay vì sử dụng tài liệu giấy, các bên sẽ truy cập tài liệu thông qua phần mềm. Quá trình xét xử, các tài liệu, chứng cứ sẽ được trình chiếu trên màn hình theo quá trình tố tụng để những người tiến hành và tham gia tố tụng theo dõi. Phần mềm tranh tụng được TAND quận 1 xây dựng sẽ chạy trên máy tính bảng, điện thoại, cho phép thẩm phán, thư ký, luật sư thao tác trực tiếp trên màn hình, đánh dấu, chú thích và so sánh tài liệu ngay tại phiên tòa. Những tài liệu mới có thể được quét và cập nhật ngay vào hệ thống. Lợi ích mang lại từ phần mềm tranh tụng có thể kể đến như tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng tranh tụng; giúp thẩm phán, luật sư có thể tra cứu tài liệu ngay lập tức. Phiên tòa số hóa là gì? TAND hai cấp tại tỉnh Tiền Giang tham quan phòng xét xử số hóa tại TAND quận 1. Ảnh: TRẦN LINH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==