Giấc mơ hạt nhân của Kim Jong-un

Trong những bước đi đó, Triều Tiên nhắc tới "kiểu thử hạt nhân mới nâng cao năng lực lá chắn hạt nhân" của nước này, một tuyên bố khiến không ít người quan tâm đặt ra câu hỏi.

Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy, tác giả Jeffrey Lewis cho biết ông nghĩ đến bước tiến tiếp theo của Bình Nhương trong tiến trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Triều Tiên có thể thử một thiết bị nổ sử dụng uranium làm giàu cao, hoặc tiến tới các vũ khí hạt nhân chiến thuật, hoặc đốt nhiên liệu nhiệt hạch.

Theo Jeffrey Lewis, đây chính là các mục tiêu sau chót của Triều Tiên mặc dù khó mà biết được các mục tiêu kỹ thuật trước mắt và lâu dài của nước này là gì khi nói đến vũ khí hạt nhân.

Các hoạt động thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên luôn gây sự chú ý cao độ.

Tuyên bố của Triều Tiên cho thấy có một điều gì đó mới trong cách thức nước này thủ nhạt nhân, chứ không phải những gì họ sẽ thử nghiệm, tức là một hình thức thử mới, chứ không phải là một thiết bị mới.

Bình Nhưỡng cũng nhắc nhở rằng kiểu thử mới là điều mà "kẻ thù khó có thể tưởng tượng nổi". Có thể họ sẽ tiến hành đồng thời hai hoặc nhiều thiết bị hạt nhân.

Tuy nhiên, năng lực hạn hẹp về tài chính và vật liệu cộng với thời tiết không thuận lợi sẽ là các yếu tố rào cản đối với Bình Nhưỡng. Đặc biệt, bãi thử của nước này thường rất xấu vào mùa đông còn mùa xuân thì lụt lội. Các điều kiện này càng củng cố giả thuyết Triều Tiên đào hầm ở Punggye-ri là để thử nghiệm hạt nhân tăng cường hơn so với trước.

Hôm 28/3, Triều Tiên đã ám chỉ điều đó khi cảnh báo rằng Mỹ sẽ chứng kiến các nỗ lực "đều đặn và thường niên" hơn nhằm củng cố và phô diễn "lá chắn hạt nhân" của Bình Nhưỡng. Thông điệp chung chung này gợi ý khả năng thế giới sẽ chứng kiến nhiều vụ phóng tên lửa hơn, nhiều vụ thử hạt nhân hơn ở Triều Tiên trong những năm tới.

Tuy vậy còn nhiều khả năng suy đoán khác. Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử hạt nhân ở các hầm vùng núi quanh bãi thử. Kích cỡ của các bom mà Triều Tiên có thể thử trong những hầm này chỉ giới hạn trong phạm vi núi đó. Từ đó có thể suy ra bãi thử hạt nhân hiện tại chỉ phục vụ cho những quả bom loại vài chục kiloton.

Các vụ thử lớn hơn sẽ cần phải được thực hiện trong hầm lò, sâu hơn nữa dưới lòng đất. Những chúng thường chỉ vừa với vài trăm kiloton dù được đào sâu hơn.

Chẳng hạn, năm 1971, Mỹ tiến hành vụ thử 5 megaton ở Alaska, Cannikin, trong một hầm sâu 1.860m. Ở điểm nào đó, càng đào sâu thì càng khó cho việc định độ vụ thử do chi phí khoan đào và những khó khăn của việc thử nghiệm dưới mực nước ngầm. Vì thế, điều này đòi hỏi một bãi thử hạt nhân khác ngoài Punggye-ri.

Đến nay, chưa có thông tin nào đáng tin cậy về một bãi thử thứ hai ở Triều Tiên.

Tất nhiên, các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất vẫn phát thải phóng xạ vào không khí. Điều này từng xảy ra ở Mỹ với vụ thử Baneberry năm 1970. Thế nên Triều Tiên có thể sẽ xem xét thử hạt nhân trên không - điều bị cấm bởi các hiệp ước Cấm thử Giới hạn và Cấm thử hạt nhân toàn diện mà Triều Tiên không tham gia ký kết.

Bình Nhưỡng đã rất thận trọng khi chỉ ra rằng các vụ thử hạt nhân của họ không có tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này có thể đúng bởi vì họ không muốn gây sóng trong công luận Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng đã công bố các dữ liệu phóng xạ sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên để trấn an người dân ở miền bắc nước này.

Mỹ cho rằng một vài vụ thử hạt nhân của Triều Tiên không có nghĩa là nước này có năng lực thực sự trong việc trang bị vũ khí hạt nhân cho một tên lửa.

Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thử nghiệm trên không nếu Kim Jong-un cảm thấy cần phải phát triển các vũ khí nhiệt hạch và muốn thể hiện năng lực triển khai pháo hoặc tên lửa hạt nhân. Một tên lửa đạn đạo tầm trung gắn hạt nhân Musudan có thể thu hút sự chú ý cao độ và Kim Jong-un nhiều khả năng sẽ làm cách này.

Như vậy, theo tác giả Jeffrey Lewis, kiểu thử hạt nhân mới của Triều Tiên nhiều khả năng sẽ là các vụ thử đồng thời, nằm trong một chương trình thử nghiệm hạt nhân tăng cường hơn nữa mà thế giới sẽ chứng kiến trong vài năm tới. Tuy nhiên, Kim Jong-un còn nhiều lựa chọn khác mà ông này có thể sẽ theo đuổi.

Theo Thanh Hảo (VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới