Lý Hải dựng nghĩa địa làm phim trường

Lật mặt 4 - Nhà có kháchvới thể loại phim kinh dị có nhiều bối cảnh chính như: Tạo dựng ra một nghĩa địa riêng, làm cối xay gió, dựng lễ hội hoa đăng, phiên chợ vùng cao, và huy động lượng diễn viên quần chúng khủng,...

Theo nhà sản xuất Lật mặt 4 – Nhà có khách, trong phim sẽ có cối xay gió khổng lồ trong đại cảnh 200 cặp cô dâu chú rể. Theo đó, các cô dâu chú rể đông đảo này  sẽ mặc lễ phục cưới chạy ùa ra đồng cỏ xanh mướt có chiếc cối xay gió khổng lồ cao tới 14m. chỉ được dựng riêng cho cảnh quay này.

Đại cảnh có cối xay gió và 400 diễn viên quần chúng.

Là bộ phim thuộc thể loại kinh dị hài, khá nhiều cảnh quay của Lật mặt 4 - Nhà có khách được thực hiện tại bối cảnh nghĩa địa. Ý tưởng ban đầu của đạo diễn Lý Hải là tìm kiếm một khu nghĩa địa vừa rùng rợn vừa đảm bảo về thẩm mỹ, đồng thời là nơi để các diễn viên có thể thỏa sức diễn xuất mà không gặp bất cứ trở ngại nào về địa hình và tâm lý. Lý Hải cùng các chuyên gia đã khảo sát rất nhiều khu nghĩa địa nằm trong rừng nhưng không gặp được địa điểm ưng ý, vì thế Lý Hải đã quyết định tự thiết kế riêng cho mình một khu nghĩa địa với hàng trăm ngôi mộ nằm gọn giữa vùng rừng núi hoang vu.

Nghĩa địa được dựng giữa rừng.

Để đạt được hiệu ứng này, Lý Hải dựng tất cả các ngôi mộ sẽ được đắp đất và dựng bia chứ không xây cất công phu để phù hợp với tập quán vùng núi. Hàng trăm ngôi mộ sẽ phải tương ứng với hàng trăm cái tên người chết ghi lại trên bia. Nhằm tránh sự trùng hợp tình cờ có thể gây rắc rối không đáng có, đội ngũ hậu trường đã buộc phải dùng tên tuổi của chính các anh em trong đoàn để tạc lên những ngôi mộ giả kia. Tưởng mọi người sẽ sợ nhưng bất ngờ là mọi người lại thích và còn hóm hỉnh sefie bên tấm bia mộ có tên mình như một kỷ niệm đáng yêu trong quá trình quay phim.  

Bối cảnh phiên chợ vùng cao tiếp tục là một thử thách mà ê kíp của Lý Hải gặp phải khi tìm kiếm địa điểm quay phù hợp. Từ Tây Nguyên đến Lâm Đồng, Lý Hải đã lặn lội khắp nơi mà không tìm thấy một khu chợ vùng cao nguyên đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu như kịch bản. Một lần nữa, các chuyên gia thiết kế lại phải bắt tay vào xây dựng và bài trí một phiên chợ y như thật với đầy đủ các món hàng hóa đặc sản và các loài vật đặc trưng vùng cao. Toàn bộ các nhân vật quần chúng được sử dụng trong cảnh quay này đều là những người dân tộc sinh sống ở vùng cao để tạo nên một khung cảnh chân thực.

Đại cảnh cuối cùng của phim  là một lễ hội hoa đăng lung linh, huyền ảo. “Để dựng nên bối cảnh này, tổ thiết kế của phim đã phải làm việc suốt nửa tháng. Toàn bộ các cây cầu được chọn được trang trí lại và dựng thêm một chiếc cầu phao để các diễn viên bước ra thả đèn xuống sông.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm