Báo chí truyền thông 4.0 và cách ứng xử khủng hoảng hiện nay

Báo chí truyền thông 4.0 sự tương tác đa chiều của tác giả, nhà báo Sông Hương vừa ra mắt bạn đọc.

Cuốn sách giúp những phóng viên, chuyên viên PR mới vào nghề hoặc sinh viên báo chí và truyền thông định vị lại tư duy báo chí và truyền thông.

"Báo chí truyền thông 4.0 sự tương tác đa chiều" (NXB Thông tin và Truyền thông) được xem là “cẩm nang” dành cho doanh nghiệp, khi gặp khó khăn trong ứng xử với khủng hoảng báo chí truyền thông…

Trong Lời giới thiệu, tác giả Sông Hương viết: "Ngành báo chí và truyền thông với đặc thù là lao động và sáng tạo. Hiện nay, hoạt động của ngành này chỉ đáp ứng phân nửa yêu cầu. Đó là lao động. Phần còn lại là tư duy sáng tạo và định hướng xã hội (thông qua hoạt động truyền tải tin tức), dù quan trọng, quyết định đến hiệu quả thông tin nhưng lại chưa được chú trọng nhiều.

Nhìn chung, sự đóng góp của báo chí và truyền thông vào việc tuyên truyền về xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong những năm qua là vô cùng lớn, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, báo chí và truyền thông vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là sự đóng góp vai trò kích thích phát triển nền kinh tế còn khá mờ nhạt.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy từ những khó khăn mà các tờ báo đang gặp phải hiện nay khi khó tiếp cận, kết nối, tương tác với công chúng độc giả, với các tổ chức và với doanh nghiệp.

Có thể kể đến một số hạn chế, khó khăn của báo chí và truyền thông như: Hạ tầng kỹ thuật kém, công nghệ lạc hậu, chính sách phát triển chưa theo kịp xu hướng của thời đại. Với nguồn lực hạn chế, kết hợp cùng sự quản lý lỏng lẻo, dễ dãi trong việc tuyển chọn nhân sự cũng khiến cho các tòa soạn không thể tiến về phía trước, ngược lại còn tạo ra một bước lùi rất đáng ngại.

Các chiến lược thông tin cũng như sản phẩm tin tức hướng đến công chúng, độc giả của nhiều tờ báo chưa tạo ra khác biệt độc đáo, chỉ rập khuôn một cách bầy đàn. Tin tức có phần tiêu cực một cách xấu xí và kệch cỡm.

Vì thế, biểu đồ phát triển của nhiều kênh báo chí và truyền thông kiểu cũ cứ thế lao dốc, mà chưa có giải pháp nào ngăn chặn đà suy giảm. Báo chí và truyền thông bây giờ cần lắm sự ngẫu hứng, không ngại thử nghiệm mới để tiếp cận công chúng, độc giả.

Nhà báo Sông Hương tặng sách cho độc giả. Ảnh: NT

Công nghệ 4.0 đã đánh đổ sự bảo thủ của báo chí và truyền thông kiểu cũ, thay vào đó là cách làm báo “thân thiện” với công nghệ hiện đại, tiêu biểu nhất là chiếc điện thoại thông minh.

Những phương pháp sản xuất báo chí và truyền thông lạc hậu buộc phải “đầu hàng” cách làm báo chí và truyền thông mới. Ngôn ngữ báo chí và truyền thông trước đây với cách diễn đạt hoa mỹ đã không còn phù hợp và buộc phải nhường chỗ cho ngôn ngữ báo chí “số”.

Sự xuất hiện của báo chí và truyền thông đa phương tiện với ngôn ngữ HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) quả nhiên đã làm cho chuỗi giá trị của nhiều kênh báo chí và truyền thống ngày càng bị “tổn thương” nghiêm trọng.

Để đạt được mục tiêu 4.0, báo chí và truyền thông mới sẽ không sống bằng các sự kiện tin tức rời rạc, mà thay vào đó là tạo ra những chiếc “phễu” tin tức (news data) hợp với xu hướng tìm kiếm (information trends) của người dùng. Nhưng cái gốc của báo chí và truyền thông vẫn không thay đổi dù có cải tiến công nghệ “digital” đến thế nào đi chăng nữa.

Cái gốc đó chính là sự thật. Nó được hình thành từ luận chứng, luận điểm, luận cứ mà không máy móc nào có thể thay thế được. Sự thật luôn chứa đựng vẻ đẹp, hấp dẫn độc giả bằng sự tinh tế, có giá trị định hướng cuộc sống.

Nếu báo chí và truyền thông muốn tác động sâu rộng đến cuộc sống, đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thì trước tiên phải tự thay đổi, thay đổi một cách triệt để từ nhận thức cho đến cách làm.

Báo chí và truyền thông 4.0 luôn lấy con người làm trung tâm thụ hưởng. Vì thế, ngoài việc tập trung vào “đường đi” (trends) của sự kiện tin tức thì báo chí và truyền thông còn phải phân tích được sự tác động của chính sách (policy interaction) với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội…

Quyển sách này mang đến một tư duy khác biệt, một góc nhìn khác lạ hơn về nghề viết lách. Điều đó có thể mang đến những quan điểm trái chiều về báo chí và truyền thông. Nhưng với tôi thì chẳng sao cả, miễn là hữu ích cho hoạt động báo chí và truyền thông nói chung".

Nhà báo Sông Hương

Báo chí truyền thông 4.0 và cách ứng xử khủng hoảng hiện nay ảnh 3

Nhà báo Sông Hương, tên thật Nguyễn Văn Thân, sinh năm 1980. Anh là người làm báo chuyên nghiệp ở nhiều tờ báo khác nhau, từ trung ương tới địa phương.

Các tờ báo anh từng công tác: Công an TP.HCM, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Sài Gòn Đâu tư Tái chính (chuyên trang của báo SGGP), Người Đưa Tin (Hội Luật gia Việt Nam)...

Khi viết cuốn sách này tác giả cũng từng nếm trải qua nhiều thất bại và thành công trong suốt 15 năm qua. Tác giả cũng tham gia tư vấn, xây dựng chiến lược truyền thông, kịch bản ứng phó khủng hoảng cho các doanh nghiệp.

Nhờ đó, tác giả rút tỉa nhiều kinh nghiệm hữu ích để truyền tải đến những người yêu thích nghề báo chí và truyền thông.

Tác giả Sông Hương khiêm tốn khi cuốn sách ra mắt bằng lời tự sự: "Tôi không có tham vọng là quyển sách này sẽ trở thành khuôn mẫu giảng dạy báo chí và truyền thông, mà chỉ mong muốn gợi mở một cách tiếp cận mới: Chuyên nghiệp hơn, giá trị hơn và bền vững hơn.

Qua đó, giúp những phóng viên, chuyên viên PR mới vào nghề hoặc sinh viên báo chí và truyền thông định vị lại tư duy báo chí và truyền thông, để có thêm nguồn cảm hứng, cũng như có đủ đam mê theo đuổi cái nghề được xem là vất vả, nguy hiểm và cũng đầy thú vị này.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn
Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn
(PLO)- Nằm lọt thỏm trong con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (quận 3, TP.HCM), căn nhà vừa là chỗ ở đồng thời cũng là tiệm đóng sách cũ của ông Võ Văn Rạng (60 tuổi). Hiện ông được xem là người duy nhất ở Sài Gòn còn gắn bó với nghề này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm