Cách 'chém' trúng, 'chém' đúng để được điểm cao trong bài văn nghị luận

Pháp luật TP.HCM giới thiệu một số kĩ năng và phương pháp làm bài của TS Phạm Hữu Cường, giáo viên Trung tâm Hocmai.vn để giúp thí sinh đạt điểm tối đa khi làm kiểu bài nghị luận xã hội trong đề thi môn ngữ văn.

Ba kiểu bài trong văn nghị luận xã hội

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Đối tượng của kiểu bài này là một ý kiến, một quan niệm về tư tưởng, đạo lí. Tư tưởng, đạo lí ấy có thể có ý nghĩa tích cực như lối sống đẹp, tình yêu thương, vai trò của lí tưởng trong cuộc sống, cũng có thể là những quan niệm sai lầm cần phê phán và từ đó xác lập quan niệm đúng.

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Đề tài nghị luận là các hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến tuổi trẻ. Các hiện tượng này có thể có ý nghĩa tích cực như ý chí, nghị lực, tình yêu thương…nhưng cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực cần phê phán như sự lười nhác, những thói quen xấu…

3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Đề tài nghị luận là các vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học.

Nên có dẫn chứng từ đời sống

Thầy Phạm Hữu Cường cho biết loại đề này yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội.

Người viết cần nêu và phân tích các dẫn chứng có liên quan từ đời sống xã hội (tốt nhất là trong lịch sử dân tộc) để làm sáng tỏ quan điểm và sự đánh giá của mình. Cũng có thể lấy dẫn chứng văn học nhưng cần có mức độ (không nên quá 30%) để tránh lạc sang bài nghị luận văn học.

Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận – và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này – là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục.

Vì vậy thí sinh cần đưa ra các lí lẽ, lập luận để bàn bạc, trao đổi, thuyết phục người đọc, người nghe về vấn đề xã hội cần bài luận. Nội dung chính của bài nghị luận xã hội là lí lẽ, lập luận, chứ không phải dẫn chứng. Trong một bài nghị luận xã hội, nêu khoảng 3-4 dẫn chứng là đủ. Dẫn chứng cần nêu ngắn gọn, tránh kể lể dông dài.

Thí sinh thi nên làm câu này trong vòng 54 phút. Bài làm nên có mở và kết bài, nên viết thành một bài văn hoàn chỉnh.

Phần 2: Hướng dẫn cách “chém” từng dạng bài nghị luận xã hội

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm