Trường nghề phải tự chủ hoặc giải thể

Theo ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay đơn vị đang rà soát bốn trung tâm dạy nghề, ba trung tâm giới thiệu việc làm xem trung tâm nào hoạt động không hiệu quả, không thực hiện các chỉ tiêu được giao, ngân sách công đoàn vẫn phải chi hoạt động thì xem xét chuyển đổi hoặc giải thể.

“Từ năm 2017, Liên đoàn Lao động các tỉnh, TP không sử dụng ngân sách công đoàn để chi hoạt động thường xuyên và mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề, nếu việc đầu tư này không hiệu quả…” - ông Cường nhấn mạnh.

Ông Bùi Văn Cường cũng cho rằng hiện các cơ sở dạy nghề đang đào tạo cái mà nhà trường có chứ chưa đào tạo cái mà xã hội cần. Vì vậy, các cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mở thêm, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Theo ông Bùi Văn Cường, Nhà nước không bao cấp mãi, các trường phải tự chủ hoặc giải thể. Ảnh: VIẾT LONG

Theo ông Bùi Văn Cường, Nhà nước không bao cấp mãi, các trường phải tự chủ hoặc giải thể. Ảnh: VIẾT LONG

Để tự chủ được, ông Bùi Văn Cường yêu cầu các cơ sở đào tạo nghề phải chủ động xây dựng chương trình, nội dung đào tạo theo hướng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân ở các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, làm việc với các doanh nghiệp để ký hợp đồng nâng cao tay nghề cho người lao động, từ đó để có thêm nguồn thu kinh phí, trang trải cho hoạt động của cơ sở dạy nghề.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao, vừa qua, đơn vị đã giao chỉ tiêu đào tạo nghề mỗi năm cho các trường cao đẳng là 700 học viên, trung cấp nghề là 500 học viên, trung tâm dạy nghề là 150 học viên trở lên. Tuy nhiên, tính riêng năm 2015, trong 34 cơ sở dạy nghề của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ có 47% cơ sở đào tạo vượt chỉ tiêu, còn có tới 53% chưa đạt chỉ tiêu.

Nguyên nhân do đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu thị trường là hạn chế lớn nhất của công tác dạy nghề hiện nay. Kết quả là bản thân chính sách trường nghề không thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu, một số ngành nghề không đủ học sinh để mở lớp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang yêu cầu 34 cơ sở dạy nghề do cơ quan này quản lý phải chuyển dần sang tự chủ tài chính. Đặc biệt, với những cơ sở dạy nghề không hiệu quả sẽ chuyển đổi thành trung tâm tư vấn pháp luật và giải thể.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm