Giới trẻ TP.HCM và lịch sử công viên Bến Bạch Đằng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau khi công viên Bến Bạch Đằng và công trường Mê Linh được khánh thành, vào mỗi cuối tuần, hàng ngàn bạn trẻ đã tụ tập về đây vui chơi, check-in rất xôm tụ.

Nhóm bạn trẻ hội họp cùng nhau tại công viên bến Bạch Đằng. Ảnh: MT

Qua khảo sát của PLO, rất nhiều bạn trẻ tỏ ra khá bắt ngờ về sự kiện khánh thành công viên... Trao đổi thêm, chúng tôi nhận được nhiều góc nhìn khác nhau từ các bạn về sự kiện này.

Khi được hỏi về sụ kiện khánh thành hai công viên cũng như cung thỉnh lư hương về tương Đức thánh Trần Hưng Đạo, bạn Nguyễn Lê Hoàng Nam (24 tuổi) chia sẻ: “Mình cũng có xem thông tin trên các trang mạng và cũng biết được lư hương ở tượng đức Thánh Trần được thỉnh về lại cạnh đó”. Tuy nhiên theo Nam, bạn không hề biết về chuyện trước đó vào năm 2019 lư hương từng được di dời.

Nguyễn Lê Hoàng Nam

Cũng theo Nam, đã là người Sài Gòn thì phải biết đến tượng Đức Thánh Trần, một trong những biểu tượng của người dân thành phố. “Sinh sống và làm việc tại Sài Gòn mình thấy tượng đức Thánh Trần cũng giống như các biểu tượng văn hoá khác như chợ Bến Thành, người Sài Gòn không ai là không biết đến bức tượng này, nhất là đối với những người lớn tuổi” – Nam chia sẻ.
Tương tự, bạn Phạm Thị Linh cũng cho rằng tượng Đức Thánh Trần là một trong những biểu tượng của Sài Gòn – TP.HCM. “Mình cũng không biết rõ lắm ý nghĩa hay giá trị của bức tượng này đối với thành phố. Mình chỉ nghĩ đơn giản bức tượng này như một biểu tượng lâu đời của thành phố như những địa phương khác thôi”.

Người dân thắp hương, viếng Đức thánh Trần

Bạn Linh cũng cho rằng nhiều bạn trẻ khác cũng giống như mình, mặc dù không hiểu hết về giá trị lịch sử của bức tượng, nhưng sẽ luôn nhớ về thành phố Hồ Chí Minh với những biểu tượng như tượng Đức Thánh Trần.
Vì vậy, phần lớn các bạn trẻ khi được hỏi “Theo bạn, chính quyền thành phố cần làm gì để có thể tăng cường quảng bá ý nghĩa lịch sử, văn hoá của tượng đức Thánh Trần nói riêng và các biểu tượng văn hoá khác của thành phố đến với cộng đồng”, các bạn đều nêu ý kiến: Cần sử dụng nhiều nền tảng hơn để phổ biến các sự kiện văn hóa!
Các bạn đều cho rằng cần sử dụng các phương tiện được giới trẻ thường xuyên sử dụng như mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok,… để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận thông tin hơn.
Cụ thể, bạn Nam chia sẻ “thành phố nên tạo ra những sự kiện quảng bá hình ảnh, ý nghĩa của các biểu tượng này trên mạng xã hội, vì đa phần người trẻ tiếp xúc với mạng xã hội rất nhiều. Tổ chức những sự kiện liên quan đến văn hoá xã hội thành phố cho cộng đồng tham gia…”.
Bạn Linh đề cập: “Thành phố có thể sử dụng các nền tảng như Youtube, Tiktok để quảng bá thông tin về các sự kiện trên, vì đa phần các bạn trẻ như mình đều dành rất nhiều thời gian mỗi ngày để sử dụng các mạng xã hội đó, như vậy có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về thành phố hơn”.
Mặt khác, câc bạn cũng đề nghị cần có bảng thông tin, phác thảo sơ lược lịch sử của viên bến Bạch Đằng, công viên Mê Linh, để khi du khách đến đây có thể hiểu được công viên này có từ khi nào, bức tượng Đức Thánh Trần là ai, có ý nghĩa gì…
Hiện nay, số lượng các bạn trẻ sử dụng các nền tảng mạng xã hội để truy cập thông tin là rất lớn, thay thế cho các phương tiện truyền thống như báo giấy hay xem trên truyền hình vì tính nhanh chóng của các kênh này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm