Chiều 11-7, tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX, đã thông qua Nghị quyết về việc bổ sung quỹ tên đường và đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu) trên địa bàn quận Bình Thạnh thành đường Lê Văn Duyệt.
HĐND TP.HCM đã nhất trí đổi tên đoạn đường Đinh Tiên Hoàng (từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu) thành Lê Văn Duyệt. Ảnh: L.THOA
Theo đó, HĐND TP giao UBND TP tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và thường trực HĐND giám sát quá trình thực hiện.
Trước đó, báo cáo với HĐND TP về lý do đặt lại tên đường, ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao TP cho biết Sở này đã tiếp nhận ý kiến của Hội Di sản, các nhà nghiên cứu văn hóa, Hội Khoa học lịch sử TP.
Cụ thể, ông Lê Văn Duyệt là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, bảo vệ vùng đất phía Nam và người dân miền Nam. Ông có hai lần làm Tổng trấn thành Gia Định dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, góp phần khai phá, mở rộng, bảo vệ vùng đất phương Nam.
Không những vậy, vị trí đặt tên đường hiện nay vẫn còn lại di tích lăng Tả quân Lê Văn Duyệt được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Việc đặt lại tên đường còn nhằm tránh trùng tên vì quận Bình Thạnh đã có đường Đinh Bộ Lĩnh. Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng đang xem xét đổi tên cũng thuộc quận Bình Thạnh.
Đường Đinh Tiên Hoàng trước năm 1975 từng mang tên Lê Văn Duyệt. Ảnh: QUỲNH TRANG
Ngoài ra, xung quanh khu lăng Lê Văn Duyệt có nhiều tuyến đường được đặt tên gắn với các danh nhân cùng thời với Tả quân Lê Văn Duyệt như Trịnh Hoài Đức, Phan Văn Trị,... Do đó, cách đặt tên đường này sẽ khuyến khích người dân tìm hiểu lịch sử, văn hoá và cũng giúp người dân dễ nhớ, dễ tìm.
Ông Nhân cho biết việc đổi tên đường đã được UBND quận Bình Thạnh lấy ý kiến các tổ chức chính trị, xã hội, chuyên gia, người dân và nhận được sự đồng thuận.
Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu nằm trọn trên hai phường 1 và 3 (quận Bình Thạnh), nên việc đặt tên đường Lê Văn Duyệt không làm thay đổi số nhà.
Theo ông Nhân, Sở Văn hóa – Thể thao TP đã làm từng bước, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, nhân dân... theo Điều 17, Nghị định 91/2005 về quy chế đặt tên đường.
Ông Lê Văn Duyệt (1764-1832), quê quán: Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là Cái Bè, Mỹ Tho, Tiền Giang).
Ông là Tổng trấn Gia Định, Võ tướng chúa Nguyễn và Triều Nguyễn, phò hai đời vua Gia Long và Minh Mạng, được thăng chức Khâm Sai Chưởng Tả Quân Doanh Bình Sơn tướng quân, tước Quận Công.
Tả quân Lê Văn Duyệt hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định (1812 – 1815 và 1820-1832). Ông là người có công xây dựng, phát triển, ổn định và bảo vệ vùng đất phương Nam, góp phần mở mang đất Gia Định thêm trù phú.
Năm 1819, ông dâng sớ về việc đào kênh Vĩnh Tế phục vụ phát triển thông thương và nhu cầu hành chính, quân sự vùng biên cương. Năm 1830, ông cho củng cố thành Bát Quái để tăng cường phòng thủ chống xâm lược.
Là vị Tổng trấn biết dùng người tài đức, có nhiều chính sách an dân, quan tâm chính sách người Việt, người Hoa làm ăn, an cư lạc nghiệp. Ông từng nói: Muốn trừ trộm cướp không gì bằng nuôi dân, muốn nuôi dân không gì bằng cho dân có ruộng để cày. Ông sống thanh liêm và kiên quyết trừng trị tham quan ô lại.
(PL)- TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc đổi tên một đoạn đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh) thành Lê Văn Duyệt, cũng là tên gọi trước năm 1975 của đoạn đường này.
(PLO)- Sau gần 1 tháng triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, BHXH TP.HCM đã xác nhận cho hơn 21.000 lao động thuộc 1.855 đơn vị đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
(PLO)- Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần thiết thực hiện chương trình giám sát về đổi mới sách giáo khoa vì có nhiều bất cập, thậm chí có câu hỏi liệu có những tiêu cực trong lựa chọn sách giáo khoa hay không?
(PLO)- UBKT Thành ủy xem xét, thi hành kỷ luật bảy đảng viên có liên quan trong bốn vụ án xảy ra trên địa bàn TP.HCM thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
(PLO)- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Chính phủ nói đạt nhiều kết quả, Ủy ban Tài chính Ngân sách nói còn nhiều vấn đề phải giải quyết để sử dụng hiệu quả được nguồn lực của đất nước.
(PLO)- Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19… là 1 trong 4 vấn đề được Quốc hội xem xét lựa chọn để thực hiện giám sát chuyên đề năm 2023.
(PLO)- CSGT TP.HCM đã xử lý 133 trường hợp vi phạm, tạm giữ 115 phương tiện lợi dụng chiến thắng của U23 Việt Nam để 'đi bão', gây rối trật tự, vi phạm giao thông.
(PLO)- Cử tri bất bình, phẫn nộ với hành vi lợi dụng công tác phòng chống dịch COVID-19 để trục lợi, trong đó có những vụ có sự tiếp tay, bao che chủa một số cán bộ, đảng viên…
(PLO)- Do ảnh hưởng của trận mưa lớn vào sáng 23-5, nhiều tuyến đướng ở Hà Nội đã bị ngập lụt, đặc biệt tại khu vực Đại Lộ Thăng Long, nước ngập úng nhiều giờ khiến các phương tiện đi qua đây gặp nhiều khó khăn.