Kêu gọi Ukraine đàm phán: Nga - Đức - Pháp điện đàm xuyên đêm

Theo hãng thông tấn RT, quyết định trên đã được đưa ra trong một buổi họp trực tuyến vào đêm 16-12, do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì, với sự tham gia của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko và Tổng thống Pháp Francois Hollande.

Trong cuộc họp, ông Putin đã nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc nhanh chóng nối lại đàm phán, nghiêm túc thực hiện các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn Minsk, qua đó tạo điều kiện để tổ chức thêm nhiều cuộc đối thoại giữa chính phủ Ukraine và quân đội miền Đông”.

 Nga chủ trì cuộc diện đàm bất ngờ giữa các bên về vấn đề Ukraine

Trong tuyên bố của mình, điện Kremlin khẳng định: việc trao đổi tù nhân và loại bỏ các vũ khí hạng nặng khỏi đường ranh giới lãnh thổ đang là “ưu tiên hàng đầu”. Nga cũng nhấn mạnh đến vấn đề cung cấp viện trợ kinh tế và nhân đạo cho các khu vực bị ảnh hưởng ở miền đông Ukraine.

Tuyên bố còn cho biết: "Cuộc họp đã thảo luận về cách thức phục hồi nền kinh tế ở các khu vực bị ảnh hưởng, các gói cứu trợ nhân đạo và xã hội dành cho người dân tại các địa phương xảy ra chiến tranh”.

Moscow hy vọng xu hướng đối thoại mới mang tên "Định dạng Normandy", được thiết lập từ hồi tháng Sáu năm nay, sẽ là “liều thuốc kích thích” hữu hiệu cho các cuộc đàm phán giữa bốn bên, trong nỗ lực nhằm xoa dịu tình hình ở Ukraine.

Nga - Đức - Pháp hy vọng Ukraine sẽ quay lại bàn đàm phán hòa bình

Hồi đầu tháng 12, bà Angela Merkel đã chỉ trích gay gắt các hành động của Tổng thống Putin trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cho rằng chính Moscow là nguyên nhân gây ra rối loạn ở Moldova và Georgia, đồng thời tỏ ý nghi ngờ chính phủ Nga đang có kế hoạch khiến cho bán đảo Balkan trở nên “lệ thuộc về chính trị và kinh tế”.

Ý kiến của bà Merkel được đưa ra ngay tại thời điểm ông Putin đang có một cuộc gặp gỡ với Tổng thống Pháp François Hollande ở Moscow để giải quyết vấn đề Ukraine.
Trong cuộc họp với Tổng thống Hollande, ông Putin đã lên tiếng kêu gọi Kiev rút lực lượng pháo binh và tên lửa tầm xa khỏi khu vực căng thẳng, chấm dứt phong tỏa Donetsk và Lugansk, đồng thời ngừng bắn phá các thành phố của vùng Donbas, với hy vọng rằng thỏa thuận ngừng bắn sẽ được thực hiện.
Ông Putin khẳng định: "Nếu thỏa thuận ngừng bắn bị phá bỏ, đất nước Ukraine sẽ trở nên rối loạn hơn bao giờ hết. Chính phủ Nga, như mọi người đã biết, luôn ủng hộ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới