10 sự kiện nổi bật ngành công thương năm 2021

Năm 2021, dù chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19 nhưng ngành Công Thương vẫn có nhiều điểm sáng đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Sau đây là 10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương trong năm 2021.

1. Sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy xuất khẩu năm 2021 vượt đích ngoạn mục

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề chưa từng có bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều nhà máy phải tạm đóng cửa, sản xuất bị đình trệ trong thời gian dài nhưng sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng trưởng của năm trước; quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng. 
Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đóng góp 62,4% tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 
2. Thị trường trong nước đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt trong đại dịch Covid-19 
3. Thương mại điện tử phát huy vai trò đột phá cho doanh nghiệp Việt thời kỳ dịch bệnh Covid-19 
Năm 2021, lần đầu tiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tại khu vực các tỉnh/thành phố phía Nam, mua sắm hàng hoá qua thương mại điện tử đã trở thành một phương thức phân phối chủ yếu, an toàn, phát huy hiệu quả ngay lập tức. 
Lần đầu tiên, hàng nghìn tấn nông sản, đặc sản trái cây được tổ chức tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử góp phần làm vơi bớt khó khăn của người nông dân các địa phương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. 

Họp báo công bố chương trình gian hàng quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử JD.COM. Ảnh: QT

Lần đầu tiên, “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn thương mại điện tử JD.com. Đây là gian hàng quốc gia đầu tiên của Việt Nam được mở trên nền tảng trực tuyến tại thị trường Trung Quốc nói riêng và trên sàn thương mại điện tử quốc tế nói chung do Cơ quan phía Việt Nam (Bộ Công Thương) chủ trì triển khai qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới. 

4. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường số, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mục tiêu nhanh hơn, rộng hơn và hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 
Trong gần hai năm qua, dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống. Trong bối cảnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, Bộ Công Thương đã trực tiếp triển khai hoặc hướng dẫn, phối hợp các địa phương tổ chức trên 1.000 hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến trên cả nước. 
Bên cạnh đó, Bộ trực tiếp tổ chức 05 hội chợ, triển lãm trực tuyến tại Việt Nam với sự tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp; đồng thời tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia hàng trăm triển lãm, hội chợ quốc tế ở nước ngoài dưới hình thức trực tuyến hoặc từ xa.                 
5. Gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện 
6. Khai thác dầu khí hoàn thành chỉ tiêu 7,99 triệu tấn dầu của kế hoạch sản lượng khai thác trong nước năm 2021, về đích trước thời hạn 42 ngày 
7. Xuất nhập khẩu vượt kỷ lục đạt gần 670 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. 
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỷ USD trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid 19. 
Trong năm 2021, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu “tỷ đô”, tăng 01 mặt hàng so với năm 2020, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tăng 02 mặt hàng so với năm 2020. 

Năm 2021, bất chấp Covid-19, sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Ảnh: MOIT

8. Phát huy hiệu quả thực thi các Hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh dịch COVID-19
Điển hình như với Hiệp định EVFTA, trong năm 2021 thương mại hai chiều đạt 63,6 tỷ USD, tăng trưởng 14,8%. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 45,8 tỷ USD, tăng 14,2% còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ. 
Hiệp định UKVFTA thực thi kể từ đầu năm 2021, giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh không bị đứt gãy trong bối cảnh Anh rời khỏi EU. Năm 2021, thương mại hai chiều đạt gần 6,6 tỷ USD và giá trị xuất nhập khẩu đều tăng hai chữ số (xuất khẩu hàng hóa sang Anh tăng 15,4%, nhập khẩu tăng 24,1%). 
9. Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 lần đầu tiên được ban hành. 
Ngày 13-7-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163/QĐ-QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược tổng thể cho phát triển thị trường nội địa. 
10. Công tác phòng vệ thương mại đạt kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước  
Bộ Công Thương đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước ứng phó với 208 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu.  Bộ cũng đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón DAP, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường... Theo ước tính, các biện pháp phòng vệ thương mại đã bảo vệ công ăn việc làm của gần 150.000 người lao động. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm