Bất ngờ 'thả lỏng' giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn?

Một trong những nội dung được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất của dự thảo là giãn thời gian siết giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Theo đó, với mục tiêu hạn chế áp lực đối với lãi suất, góp phần tạo động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…, nhà điều hành đã lần lượt giãn lộ trình thực hiện.  Ngoài ra, một trong những mục đích chính yếu khác, việc nới rộng tỷ lệ trên cũng nhằm tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tranh thủ nguồn vốn ngắn hạn có chi phí huy động thấp hơn để cho vay trung dài hạn, góp phần giảm lãi suất cho vay.

Cụ thể, tại dự thảo sửa đổi lần này, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài sẽ ở mức 45% vào năm 2018 và xuống 40% vào năm 2019 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Như vậy,  việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% (năm 2016) xuống 40% sẽ được lùi lại thêm 1 năm nữa thay vì sẽ được áp dụng từ 1/1/2018 theo Thông tư 06.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc NHNN vẫn quyết tâm đi theo hướng giảm giới hạn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% về 40%.

Với những thay đổi trên thì rõ ràng các điểm sửa đổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các ngân hàng. Trong đó, có cả những tác động mang tính tích cực và cả những tác động tiêu cực.

Tác động tiêu cực đó là các ngân hàng có thể sẽ tiếp tục lạm dụng việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các dự án trung và dài hạn. Do vậy, nếu công tác quản trị rủi ro về thanh khoản không được thực thi một cách nghiêm túc thì khi các doanh nghiệp đi vay không thể trả nợ đúng hạn, các ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro về thanh khoản. Hậu quả là trong quá khứ đã có một số ngân hàng đã gần như rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

Nếu quá lạm dụng vốn “bóc ngắn cắn dài”, đặc biệt trong thực tế một lượng vốn lớn đã cho vay đi mà không/chưa thu hồi về được trong nợ xấu, càng chất thêm rủi ro thanh khoản tiềm ẩn.

Tuy nhiên, theo bản giải trình của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cũng đã đánh giá tác động của điều chỉnh đó trên cơ sở số liệu thống kê và giám sát hệ thống, như một phần chủ động đối với mức độ rủi ro/thử thách nếu có trong tương lai.

Cuối năm 2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36, trong đó giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được nới mạnh từ 30% lên tới 60%. Cùng với điều chỉnh trên, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay lĩnh vực bất động sản cũng được giảm từ 250% xuống 150%.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm