Cần rà soát cơ chế phân cấp đầu tư

Vì theo quy định hiện hành, các tập đoàn được quyết định các dự án nhóm A, tức là dự án quan trọngnhư sản xuất chất độc hại, chất nổ; dự án công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, đường sắt, đường quốc lộ… có mức vốn trên 600 tỉ đồng. Đây phải chăng là một trong những nguyên nhân khiến vụ kiện do nhà đầu tư vi phạm quy định về môi trường ngày càng gia tăng.

Ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, đã đề xuất chúng ta nên tham khảo cơ chế phân cấp đầu tư của Hàn Quốc. Họ khác chúng ta. Ở Việt Nam, trung ương quản lý các dự án có vốn lớn, còn các dự án nhỏ thì thả cho địa phương quản lý. Còn ở Hàn Quốc, tất cả các dự án lớn, Chính phủ chỉ quản lý hai vấn đề là môi trường và đất đai. Còn các dự án nhỏ thì để cho địa phương quản lý.

Việc phân cấp đầu tư hiện nay chưa hợp lý khi mỗi tỉnh là một vương quốc riêng. Và đôi lúc, lãnh đạo tỉnh còn chạy theo chủ nghĩa thành tích dẫn đến việc đầu tư dàn trải, đặc biệt là không đảm bảo quy mô kinh tế. Về điều này, ông Tuyển cho biết: “Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Nghệ An, tôi đã không đồng ý làm thêm một cảng nước sâu vì các tỉnh xung quanh đã có cảng rồi. Cụ thể, cách Nghệ An 70 km, về phía nam, thì đã có một cảng nước sâu. Và về phía bắc, cũng cách Nghệ An 70 km thì cũng đã có một cảng nước sâu rồi. Thế nhưng vừa rồi Nghệ An đã chính thức khởi công cảng nước sâu Cửa Lò vớitổng đầu tư 490,705 triệu USD”.

Qua đó cho thấy, tính pháp lý của quy hoạch rất kém. Để ngăn chặn những bất cập nêu trên, trước tiên việc cần làm ngay là nên rà soát lại cơ chế phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương, giữa trung ương với các tập đoàn kinh tế nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải là đơn vị quản lý quy hoạch dự án theo ngành rồi phân bổ trên các vùng. Như thế mới ngăn được việc đầu tư tràn lan như quá nhiều dự án sân golf, dự án nhà máy xi măng... như hiện nay.

LÊ THANH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm