“Quy định như rượu, bia là một tội đồ”

PGS-TS Nguyễn Văn Việt (Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu nước giải khát Việt Nam) cũng đề nghị sửa tên dự luật, thay vào đó nên sử dụng tên gọi “Luật kiểm soát đồ uống có cồn hoặc Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”.

Đưa ra rồi lại đưa vào

Ý kiến trên cũng đã nhận được sự đồng thuận của nhiều đại biểu tham dự. Bà Trần Việt Hương, Giám đốc điều hành Metan Vietnam, cho rằng nếu để tên dự luật như hiện nay sẽ gây sự ngộ nhận cho người tiêu dùng. Theo bà Hương, dự luật nên đổi thành “Luật Phòng chống sự lạm dụng của rượu, bia”.

LS Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICO

Đề cập đến việc hạn chế quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ trong dự luật, PGS-TS Nguyễn Văn Việt cho rằng điều này nên được điều chỉnh ở Luật Quảng cáo. Nhất trí với ý kiến này, bà Trần Việt Hương viện dẫn thêm: “Bản chất của việc quảng cáo là đưa thông tin đến người tiêu dùng, qua đó giúp biết được sản phẩm nào có chất lượng tốt phù hợp với họ. Chỉ nên cân nhắc việc hạn chế quảng cáo cho đối tượng không phù hợp như em bé, phụ nữ có thai. Những đối tượng khác không nên hạn chế”.

Ông Matt Wilson, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao HEINEKEN Việt Nam, cho rằng quy định cấm quảng cáo cũng mâu thuẫn với Điều 5.1a và Điều 5.1b của dự thảo là “quyền của người dân được tiếp nhận đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, chất lượng của rượu, bia và được pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong sử dụng rượu, bia”. Bên cạnh đó, điều này cũng không thống nhất với luật quốc tế cũng như luật trong nước hiện hành về quảng cáo và các cam kết APEC....

Danh không chính nên ngôn không thuận

Đến từ Công ty Luật BASICO, LS Trương Thanh Đức dành nhiều thời gian để nói về tên dự luật. “Tên của luật không đúng, dẫn đến nhiều vấn đề khác bị nhầm lẫn, không chuẩn mực, không rành mạch, rõ ràng. Nhìn tổng thể về dự luật thì tạm hiểu: Vì danh không chính, nên ngôn không thuận” - LS Đức nói và giải tích thêm: Đặt tên “phòng, chống” sẽ gây nhầm lẫn, ác cảm rằng rượu bia là độc hại, trong khi độc hại chỉ là tác dụng phụ khi sử dụng quá liều lượng, không điều độ và sử dụng rượu, bia không bảo đảm chất lượng.

Quang cảnh buổi tọa đàm

“Không thể lấy cái hại chỉ là phụ, là thứ yếu để đặt tên cho luật, dẫn tới khẳng định như đinh đóng cột, mặc định là độc hại, trong khi mục đích chỉ phòng, chống phần độc hại khi lạm dụng rượu bia”, LS Đức bày tỏ và tiếp tục đặt ra ba vấn đề chính cần được xử lý trong dự án luật, đó là: (1) giảm cung, (2) giảm cầu và (3) giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia. Tuy nhiên, những vấn đề này cần đặt thứ tự ưu tiên, đầu tiên là giảm tác hại của lạm dụng rượu bia, thứ hai là giảm cầu, thứ ba mới là giảm cung. Dự luật chưa thể hiện được điều này, thậm chí còn thể hiện ngược lại là giảm cung, trong khi đó rượu, bia vẫn là một sản phẩm hợp pháp, vừa truyền thống vừa hội nhập. Rượu, bia cũng là một loại thực phẩm, cũng đã được dự luật thừa nhận.

Băn khoăn cấm bán hàng trên Internet

Một vấn đề khác cũng nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu là việc cấm bán rượu, bia trên mạng Internet và máy bán hàng tự động. Theo ông Nguyễn Văn Việt, điều này không phù hợp với sự phát triển của thương mại điện tử hiện nay.

Viện dẫn lại điều khoản này trong dự luật, bà Trần Việt Hương băn khoăn: không được bán rượu bia trên Internet là nhằm mục đích gì. Nếu nhằm mục đích hạn chế kênh phân phối, hạn chế tiêu thụ thì tôi không nghĩ như vậy, không mua ở kênh này họ sẽ mua ở kênh khác. Đại diện cho Tiểu ban rượu vang và rượu mạnh thuộc Eurocham cũng cho rằng cần bỏ quy định này.

Ông Matt Wilson, cho rằng đây là kênh bán lẻ minh bạch, rõ ràng với các giao dịch diễn ra trên sàn công khai và được lưu trữ chứng từ điện tử đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước. “Đây là kênh bán hàng và cũng là công cụ bảo vệ người tiêu dùng trong việc nâng cao ý thức trước khi sử dụng bia, đảm bảo bia được bán cho người tiêu dùng trên 18 tuổi và có nguồn gốc, chất lượng rõ ràng” - ông Matt Wilson nói.

Theo Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành bia, rượu trong ba năm gần đây giảm dần. Tổng thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong toàn ngành năm 2017 ước đạt 50.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 1,7% GDP của Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm