Choáng ngợp với kinh đô điện ảnh Karlovy Vary

Sau bữa ăn sáng, ông em cột chèo (dượng Út) thông báo: “Bữa nay mình đi Ka nghen mọi người”. Tui lạ lẫm hỏi lại: “Ka là đâu? Đừng nói là Kampuchia nghen cha nội?”.

Dượng Út cười hì hì: “Hổng có đâu. Ka là Karlovy Vary, kinh đô điện ảnh của Cộng hòa Séc này đó". Cái tên này hơi lạ với dân Việt Nam nhưng với người châu Âu nó khá quen thuộc, cũng như Canes của Pháp hay Hollywood của Mỹ vậy.

Từ hơn 50 năm trước cho tới tận bây giờ, nơi đây đã từng là nơi tổ chức liên hoan phim hằng năm cho khu vực Trung Đông và châu Âu.

Từ thủ đô Praha đi Ka chừng 160 cây số về hướng tây bắc. Gió nhè nhẹ mà trời lại lạnh như Đà Lạt, ai cũng phải mặc áo ấm. Qua mấy dãy núi, tới một thung lũng có nhiều ngôi nhà màu sắc sặc sỡ, tụi tui xuống xe đi bộ vô một khu phố cổ. Qua một khúc quanh, tới chân núi, mọi người ngẩng đầu lên nhìn. Ai nấy đều há hốc miệng, người “đơ” ra: “Trời, đẹp dữ vậy! Lộng lẫy quá, hoành tráng quá, rực rỡ quá trời luôn”. Như lạc vào chốn thần tiên!

Kinh đô điện ảnh dưới chân núi, dòng sông Tepla len lỏi chảy qua.

Trước mặt tụi tui là những tòa nhà cao, bự, nhiều màu sắc nối liền với nhau chạy dài từ thung lũng lên tới sườn núi, từ đầu đường tới mút tầm mắt mà vẫn chưa hết. Có những ngôi nhà như mọc ra từ núi rồi chen lẫn nhau dài lên đỉnh núi, màu sắc mỗi nhà một khác nhưng không rối rắm mà lại hài hòa kết hợp với màu xanh thiên nhiên của núi rừng. Thiệt, ngó hoài hổng chán mắt.

Đi bộ trên con đường Stara Louka giống phố Nguyễn Huệ Sài Gòn.

Về mặt tự nhiên, Kalovy Vary còn là thành phố suối khoáng nổi tiếng nhờ 13 suối nước nóng lớn và hơn 300 suối nhỏ bên dòng sông Ohře và Teplá. Tên Karlovy Vary được đặt theo tên của vua Karel IV, còn gọi là Charles IV, người đã sáng lập ra thành phố trong những năm 1370, vị vua quyền lực nhất và cũng biết hưởng thụ nghệ thuật, biết cách ăn chơi xa xỉ nhất trong lịch sử phong kiến. Karlovy Vary còn được biết tới với món rượu Séc nổi tiếng Karlovarská Becherovka.

Tụi tui đi bộ trên con đường Stara Louka men theo dòng sông Teplá. Những căn nhà phố cũng là những cửa hàng bán đủ thứ quần áo thời trang, thức ăn nhanh xen lẫn nhà hàng, khách sạn… mà cái nào cũng trang hoàng lộng lẫy, sang trọng. Cảm giác giống như giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ Sài Gòn mình nhưng mà nhà phố to lớn, hoành tráng, san sát nhau.

Một góc phố với kiến trúc mang phong cách Gothic.

Cái hay của thành phố là cùng một kiến trúc mang phong cách Gothic, người dân xây dựng mỗi tòa nhà của mình đồng nhất, hòa quyện vào kiến trúc chung, cao lớn và chạy dài như bất tận, lại xen giữa núi rừng thiên nhiên khiến cho thành phố trở nên lộng lẫy, hoành tráng mà vẫn đậm chất hoang sơ.

 Người dân xây dựng mỗi tòa nhà của mình đồng nhất, hòa quyện vào kiến trúc chung, cao lớn và chạy dài như bất tận…

Du khách chụp ảnh lưu niệm bên hình mẫu danh hài Charlot.

Choáng ngợp với kinh đô điện ảnh Karlovy Vary ảnh 6

Du khách chụp ảnh tự sướng bên phong cảnh phố núi tuyệt đẹp.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh Hóa

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh HóaLENS

(PLO)- Ở Thanh Hóa nhắc đến vùng đất một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ai cũng biết.  Nơi đây cũng chính là vùng đất thiêng có đền Cô Bơ tọa lạc ở vị trí ngã ba sông Mã và sông Lèn đang thu hút hàng vạn khách du lịch về tham quan, vãn cảnh.

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

(PLO)- Khu du lịch (KDL) Khai Long tọa lạc tại Bãi biển Khai Long dài 3,5km thuộc Ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.