Đồng Tháp: Sắp có sản phẩm du lịch nông nghiệp sạch

Mục đích triển khai thực hiện nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, các điểm sinh thái nhà vườn để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm đặc thù, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Đồng Tháp. Qua đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch kết hợp nông nghiệp sạch, công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách, tạo điều kiện cho nông dân nâng cao thu nhập từ hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nội dung thực hiện: Hai bên sẽ rà soát lại các điểm nhà vườn, nông trại, trang trại, khu sinh thái có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng các đơn vị có đủ điều kiện khai thác du lịch nông nghiệp, xây dựng và vận hành các mô hình thí điểm.

Du khách tại vườn quýt Lai Vung. Ảnh: Facebook 

Xây dựng và hình thành một số mô hình nông nghiệp sạch, công nghệ cao có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Phát triển loại hình du lịch nông nghiệp bảo đảm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương.

Hướng dẫn, hỗ trợ các điểm du lịch nhà vườn, nông trại, trang trại, khu sinh thái, hoàn thiện cơ sở vật chất, tiện nghi để phát triển thành điểm tham quan, trải nghiệm sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp và liên kết vào các khu điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Hỗ trợ cho các cơ sở du lịch cộng đồng đầu tư điểm dừng chân các thủ tục về xây dựng, định hướng khai khác dịch vụ và kết nối với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh để đưa khách đến điểm dừng chân tham quan, mua sắm sản phẩm đặc sản địa phương. Triển khai các hoạt động kết nối với các công ty lữ hành xây dựng các chương trình du lịch gắn với các điểm đến du lịch nông nghiệp sạch, công nghệ cao đạt chuẩn phục vụ khách để bổ sung thêm những địa điểm du lịch sinh thái vào chương trình tham quan của khách du lịch.

Bên cạnh đó, sẽ xây dựng các tuyến du lịch gắn kết các điểm du lịch nông nghiệp với khu di tích, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, khai thác các điểm đến du lịch nông nghiệp để xây dựng các chương trình du lịch chào bán cho khách du lịch, hỗ trợ các điểm đến về công tác phát triển sản phẩm, hoàn thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến tạo thuận lợi phát triển loại hình du lịch nông nghiệp tại các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Hồng Ngự, Sa Đéc, TP Cao Lãnh…

Ngoài ra sẽ xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch nông nghiệp như xây dựng các chương trình truyền thông, tiếp thị điểm đến tạo sự hấp dẫn, sinh động, tiện lợi cho du khách; hỗ trợ miễn phí gian hàng quảng bá, trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch, công nghệ cao gắn với phát triển du lịch tại các sự kiện văn hóa, du lịch trong và ngoài tỉnh…

Chú trọng tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các điểm du lịch nông nghiệp, đặc biệt hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn phục vụ khách du lịch cho các hộ dân tại các điểm du lịch nông nghiệp. Phối hợp Trường ĐH Đồng Tháp, Trường CĐ Cộng đồng xây dựng lực lượng tình nguyện viên gồm sinh viên có kiến thức và đam mê du lịch, hỗ trợ công tác thuyết minh và hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch nông nghiệp…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh Hóa

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh HóaLENS

(PLO)- Ở Thanh Hóa nhắc đến vùng đất một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ai cũng biết.  Nơi đây cũng chính là vùng đất thiêng có đền Cô Bơ tọa lạc ở vị trí ngã ba sông Mã và sông Lèn đang thu hút hàng vạn khách du lịch về tham quan, vãn cảnh.

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

(PLO)- Khu du lịch (KDL) Khai Long tọa lạc tại Bãi biển Khai Long dài 3,5km thuộc Ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.