Gần 10.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng đóng cửa

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện nay trách nhiệm quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ trong sản xuất, nhập khẩu chưa được quy định cụ thể tại Nghị định 24 và các văn bản khác. Việc sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, đặc biệt doanh nghiệp, cá nhân được nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ qua cửa khẩu không cần kiểm soát chất lượng và chỉ nộp thuế theo quy định của pháp luật. 

Nghị định 24 chưa có quy định điều kiện cụ thể về hoạt động kinh doanh vàng khác theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 Luật Đầu tư: Nghị định 24 quy định hoạt động kinh doanh vàng bao gồm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng.

Hoạt động kinh doanh vàng khác chưa được quy định cụ thể là những hoạt động kinh doanh nào tại Nghị định 24, do đó không đảm bảo tính minh bạch của các quy định pháp luật.

Từ thực tế trên, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong tình hình mới, NHNN thấy cần thiết phải ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Các nội dung chính quy định tại dự thảo nghị định

Về trách nhiệm quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ trong sản xuất, nhập khẩu chưa được quy định cụ thể: Hiện nay trách nhiệm quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ trong sản xuất, nhập khẩu chưa được quy định cụ thể tại Nghị định 24 và các văn bản khác.

Do đó, việc sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, đặc biệt doanh nghiệp, cá nhân được nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ qua cửa khẩu không cần kiểm soát chất lượng và chỉ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Nghị định 24 chưa có quy định điều kiện cụ thể về hoạt động kinh doanh vàng khác theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 Luật Đầu tư: Nghị định 24 quy định hoạt động kinh doanh vàng bao gồm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng. Hoạt động kinh doanh vàng khác chưa được quy định cụ thể là những hoạt động kinh doanh nào tại Nghị định 24, do đó không đảm bảo tính minh bạch của các quy định pháp luật.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá cụ thể về kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai Nghị định 24, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong tình hình mới, cần thiết phải ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Theo NHNN, doanh số mua, bán vàng miếng trong hệ thống có xu hướng giảm, nhiều thời điểm giảm hơn 50% so với năm 2013.

Những điểm tích cực của Nghị định 24

Đánh giá về những điểm mạnh mà nghị định này đã đạt được trong năm năm qua, NHNN cho biết từ năm 2014 đến nay, sức hấp dẫn của vàng miếng đã suy giảm; cung, cầu vàng miếng trên thị trường tương đối cân bằng. Doanh số mua, bán vàng miếng trong hệ thống có xu hướng giảm, nhiều thời điểm giảm hơn 50% so với năm 2013. Toàn bộ quan hệ huy động - cho vay vốn bằng vàng đã được chuyển sang quan hệ mua, bán vàng, rủi ro “vàng hóa” trong hệ thống tín dụng đã được loại bỏ, tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn.

Sau khi Nghị định 24 có hiệu lực, cùng với việc chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng và huy động, cho vay vàng, đã giúp cho thị trường vàng miếng từng bước được sắp xếp, tổ chức lại và quản lý chặt chẽ, nhu cầu giao dịch vàng miếng ngày càng suy giảm, thị trường không còn những “cơn sốt vàng” như giai đoạn trước, tác động bất lợi của biến động giá vàng đến thị trường tiền tệ, ngoại hối gần như đã được loại bỏ.

Đối với hoạt động mua, bán vàng miếng, trước đây có khoảng 12.000 doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh vàng kinh doanh mua, bán vàng miếng. Sau khi Nghị định 24 được ban hành, một mạng lưới mua bán vàng miếng mới được thiết lập, có quản lý, đáp ứng được nhu cầu mua, bán của người dân (hiện có khoảng 2.242 điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng trên toàn quốc).

Với các giải pháp đồng bộ quản lý chặt chẽ thị trường vàng miếng được triển khai, giá vàng quốc tế và trong nước biến động theo xu hướng giảm là chủ đạo, các cơ hội đầu cơ, lướt sóng trên thị trường không còn, thị trường vàng miếng thu hẹp. Thị trường vàng diễn biến tương đối ổn định, không còn xuất hiện những cơn “sốt vàng” như trước đây đã khiến niềm tin của người dân đối với chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước được củng cố. Thị trường vàng miếng thu hẹp, qua đó một phần nguồn lực vàng đã được chuyển hóa vào sản xuất, kinh doanh.

Được biết từ năm 2012 đến nay, NHNN chưa cấp phép cho đơn vị nào nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Các đơn vị tự cân đối nguồn vàng nguyên liệu trên thị trường. Đồng thời từ năm 2014 đến nay, NHNN không phải nhập khẩu vàng để can thiệp bình ổn thị trường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm