Giá test-kit COVID-19: Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế đánh giá tác động

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo đó, dư luận hiện nay cho biết, 14 hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị đưa sản phẩm test nhanh COVID-19 vào diện bình ổn giá vì dịch còn kéo dài, nhu cầu cao trong khi giá thị trường đắt đỏ.

Bộ Tài chính căn cứ vào Luật giá 2012 và Nghị định 177/2013 cho rằng: test-kit COVID-19 không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Tuy nhiên, Luật Giá 2012 quy định hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá là hàng hóa, dịch thiết yếu cho sản xuất, đời sống. Có hai tiêu chí dùng để xác định là: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông và hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Luật Giá cũng quy định: “Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.

Nghị định 177/2013 quy định trình tự chi tiết hơn. Theo đó, nếu cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thì trên cơ sở đề nghị của các bộ, UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Từ các căn cứ pháp luật nói trên, Bộ Tài chính cho hay: cơ quan này ghi nhận đề xuất của Hiệp hội các doanh nghiệp. Tuy vậy, theo quy định trong Luật Giá, thì Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu đánh giá làm rõ sự cần thiết, đánh giá kỹ về yêu cầu quản lý, những tác động của mặt hàng này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố thị trường và cơ chế tổ chức thực hiện sau khi Bộ Y tế quản lý giá theo danh mục bình ổn giá.

Thực hiện các bước như vậy thì Bộ Tài chính mới có văn bản đề xuất danh mục mặt hàng, đối tượng, biện pháp …bình ổn giá theo quy định pháp luật về bình ổn giá.

“Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định theo thẩm quyền”, thông cáo của Bộ Tài chính nêu.

Bên cạnh đó, như đã từng trả lời Pháp Luật TP.HCM, Bộ Tài chính đang đánh giá tổng thể để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giá năm 2012. Bộ này sẽ phối hợp với Bộ Y tế cũng như các Bộ, ngành có liên quan đánh giá, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật giá năm 2012.

Một trong những điều phải làm khi sửa luật là rà soát bổ sung các mặt hàng nhà nước quản lý theo trình tự, thủ tục quy định, phù hợp yêu cầu quản lý và thực tiễn phát sinh.

Tại cuộc họp báo thường kì của Bộ Công Thương ngày 30-9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, việc quản lý trang thiết bị y tế thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Tuy nhiên Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Y tế nếu được hỏi ý kiến về các nội dung liên quan, trong đó có việc bình ổn giá kit test nhanh xét nghiệm COVID-19.

 

Sử dụng test-kit COVID-19 liệu có miễn phí?

Ngày 1-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định Quyết định 447/2020 công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định Việt Nam là vùng có dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Luật này quy định tại Điều 29, khoản 4, điểm a rằng: "Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với “Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch".

Ngày 2-7-2021, Bộ Y tế ban hành công văn 5288 để hướng dẫn các tỉnh, thành về sử dụng sinh phẩm y tế. Theo công văn này thì test-kit là sinh phẩm y tế. Thậm chí ở công văn này Bộ Y tế còn liệt kê các cơ sở sản xuất, nhập khẩu test-kit COVID-19 để các tỉnh, thành tham khảo.

Vậy việc sử dụng test-kit COVID-19 là miễn phí hay không, miễn phí trong trường hợp nào là vấn đề cần minh bạch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm