Hai nhân sự mới cấp cao tại Sacombank

Một trong những nội dung đáng chú ý tại ĐHCĐ của Sacombank lần này là thay đổi cơ cấu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2012.

Theo nội dung tờ trình, ông Kiều Hữu Dũng, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, xin từ nhiệm vì lý do cá nhân và đã được HĐQT chấp thuận trước đó.  Sau việc từ nhiệm của ông Dũng, Sacombank bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, trong đó có 1 thành viên độc lập.

Kết thúc đại hội, công bố kết quả bầu thành viên HĐQT. Kết quả, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank, được bầu làm thành viên HĐQT với tỷ lệ 95,58% và ông Nguyễn Văn Huynh được bầu làm thành viên HĐQT độc lập với tỷ lệ 95,53%.

Ông Nguyễn Văn Huynh (sinh năm 1953) là người cũ của LienVietPostBank. Ông Nguyễn Văn Huynh vừa từ nhiệm HĐQT LienVietPostBank hồi cuối tháng 3-2018. Hiện ông Huynh là thành viên HĐQT tại các đơn vị như CTCP Chứng khoán Liên Việt, Tập đoàn Liên Việt, CTCP Thẩm định giá và Dịch vụ Tài chính Sài Gòn, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH H.TH.

Trong năm 2017, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank đạt gần 225.600 tỷ đồng, tăng 12,5%, đạt 100,2% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu là 4,59%, giảm 2,22% so với năm trước.

Chia cổ tức: Tiếp tục lỡ hẹn

Trong phần thảo luận, rất nhiều cổ đông đặt câu hỏi vì sao trong 2 năm qua, Sacombank không chia cổ tức nhưng tại sao lại phải trích lợi nhuận để chia thưởng cho nhân viên?

Ông Dương Công Minh cho biết hai năm qua sau khi sáp nhập Phương Nam vào Sacombank, ngân hàng trình đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, và tháng 6-2017 mới được thông qua. Trong khi đó, lợi nhuận thu được trong năm qua phải đắp một phần lớn vào quĩ trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho biết thêm, từ khi về ngân hàng ông phải làm việc với năng suất lao động lên tới 1.000% so với khi ông điều hành ở LienVietPostBank hay Công ty bất động sản Him Lam. Thậm chí, trước đây ông có thời gian chơi golf tới 4-5 ngày/tuần, nhưng giờ thì chỉ được 2 ngày/tuần.

"Đồng thời còn là cổ đông lớn nhất của Sacombank, do đó khi ngân hàng này chưa được chia cổ tức thì tôi cũng là người chịu thiệt thòi nhiều nhất", ông Minh nói.  

Còn việc cổ đông không thấy có lợi nhuận thì cổ đông cũng có hai lựa chọn, một là tiếp tục đồng hành cùng ngân hàng, và hai là có thể bán cổ phiếu khi cổ phiếu hiện ở mức giá khá là cao.

Về việc trích lợi nhuận để thưởng cho nhân viên, ông Dương Công Minh cho biết việc này đã xin ý kiến cổ đông và được cổ đông đồng ý. Việc trích thưởng là để động viên cho nhân viên là cần thiết vì sau khi tái cơ cấu thì nhân viên của Sacombank nghỉ việc khá nhiều do lương thấp.

Do đó, thưởng thêm cho nhân viên sẽ giúp họ có thêm động lực để làm việc và tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.

Sau khi lắng nghe những cổ đông than thở về việc mòn mỏi chờ đợi chia cổ tức, ông Dương Công Minh cho biết khi vào ngân hàng Sacombank, ông đã lên kế hoạch chậm nhất là 5 năm và sớm nhất là 3 năm sẽ tái cơ cấu xong. Và khi tái cơ cấu xong thì sẽ có cổ tức cho cổ đông đều đặn các năm, năm sau cao hơn năm trước.

Về cổ tức sớm hơn khi ngân hàng tái cơ cấu, ông Minh cho biết sẽ xin NHNN cho chỉnh sửa đề án tái cơ cấu và cuối năm nay hoặc chậm nhất 2019 sẽ trích lợi nhuận có được để trả cổ tức cho cổ đông.

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2018 ở mức 1.840 tỷ đồng

Theo báo cáo được trình bày tại đại hội, năm 2017, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Trong đó, tổng tài sản hợp nhất cuối năm đạt 368.469 tỷ đồng, tăng 11%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 1.492 tỷ đồng, gấp 9,6 lần so với năm trước, đạt 255% kế hoạch đặt ra.

Năm 2018, Sacombank đặt kế hoạch nâng tổng tài sản lên 430.900 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cuối năm 2017. Nguồn vốn huy động đạt 399.100 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 255.200 tỷ đồng, tăng lần lượt 17,9% và 13,1% so với năm 2017. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.838 tỷ đồng, tăng 23,2%.

Bên cạnh đó, HĐQT Sacombank định hướng 7 nội dung trọng tâm 2018 gồm:

-Khẳng định mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực;

-Đẩy nhanh lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, thông qua hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42;

- Tăng cường kiểm soát rủi ro qua việc chủ động trong công tác cảnh báo sớm, kịp thời ngăn chặn rủi ro,... Tích cực triển khai dự án Basel II;

- Đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin... 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.