Hàng triệu tấn thịt sẽ không được 'quá cảnh' VN

Tại cuộc họp tìm biện pháp giúp ngành chăn nuôi vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng tình với kiến nghị của Bộ NN&PTNT xem xét việc dừng các hoạt động tạm nhập, tái xuất sản phẩm thịt và phủ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam vào thị trường các nước trong khu vực.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương kiểm soát chặt hơn hoạt động nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi dựa trên các hàng rào kỹ thuật để hạn chế các sản phẩm chăn nuôi không đáp ứng yêu cầu kĩ thuật vào thị trường Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh làm việc với các doanh nghiệp chế biến, giết mổ, phân phối rà soát chi phí trong các khâu nhằm giảm các chi phí trung gian, giảm sự chênh lệch giữa giá thu mua và giá bán lẻ.

Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường ký kết các hợp đồng tiêu thụ heo thịt, từ đó tạo nguồn cung ổn định phục vụ công tác bình ổn và bảo đảm thu mua heo cho người chăn nuôi với giá cả hợp lý.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao các bộ NN&PTNT, Công Thương, Ngoại giao tập trung mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi heo.

Người chăn nuôi heo lỗ nặng sau quá trình tăng trưởng nóng. Ảnh: CTV

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết việc tạm dừng các hoạt động này sẽ tạo thị phần cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Hiện nay khối lượng lớn sản phẩm động vật, thủy sản được tạm nhập tái xuất qua Việt Nam xuất sang các nước xung quanh, chủ yếu là vào cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân và xuất sang Trung Quốc.

Bộ trưởng Cường nhận định đây cũng chính là thị trường của các sản phẩm chăn nuôi. Trong năm 2016 chúng ta đã tạm nhập tái xuất khoảng 4,6 triệu tấn thịt so với 5,2 triệu tấn thịt các loại của ngành chăn nuôi. Đối với giải pháp tạm dừng tái xuất mặt hàng thực phẩm có liên quan đến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản trong nước và kiểm soát chặt hơn hoạt động nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam nhằm góp phần giải cứu thịt heo.

Cũng tại buổi làm việc, ông Bùi Đức Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng việc tạm nhập, tái xuất về nguyên tắc hàng hóa sẽ không vào được Việt Nam, nhưng không loại trừ có những sản phẩm được tuồn ra ngoài trót lọt chủ yếu là nội tạng. Bộ Công Thương cũng nhất trí quan điểm là tạm dừng tạm nhập tái xuất mặt hàng thịt heo và một số mặt hàng khác. Bộ cũng sẽ xem xét chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu thịt heo.

Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản xuất sản phẩm thịt, phủ tạng đã tạo ra nhiều lỗ hổng, khó kiểm soát và tạo cơ hội cho các DN trục lợi cũng như đầu độc chính người dân Việt...

Phó Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng xem xét giãn nợ, miễn giảm lãi suất đối với các khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới đối với những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay cho phát triển chăn nuôi và sản xuất.

“Tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; rà soát điều chỉnh hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; giảm quy mô đàn heo, nhất là đàn heo nái, điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường", Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.