Kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa chặt chẽ

TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Bên cạnh những kết quả tích cực của vùng, các đại biểu cho hay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương liên quan. Các tỉnh, thành vẫn chưa tìm được cơ chế, giải pháp phù hợp chung với sự ràng buộc trách nhiệm rõ ràng trong phân công nhiệm vụ giữa các địa phương…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, cần phát huy nội lực của từng địa phương. Việc liên kết giữa các địa phương rất quan trọng để giúp mỗi địa phương cùng phát triển, góp phần thực hiện quy hoạch phát triển vùng đã được Thủ tướng phê duyệt. “Hiện nay kết nối giao thông vùng chưa chặt chẽ, còn điểm nghẽn nên sắp tới các địa phương sẽ tăng cường bàn giải pháp kết nối giao thông các tỉnh trong vùng” - ông Phong nói và cho biết TP.HCM sẽ đứng ra chủ trì tổ chức một hội nghị giữa các vùng về vấn đề này. Vì hiện nay vấn đề giao thông trong vùng còn tồn tại tình trạng mạnh ai nấy làm dẫn đến giao thông chưa được đồng bộ, ách tắc ở cửa ngõ.

Ông Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị việc phối hợp phát triển giữa các địa phương trong vùng nên giao cho một phó chủ tịch phụ trách để sự phối hợp được xuyên suốt và từng bước đẩy mạnh sự phát triển, tránh tình trạng tỉnh này làm tốt tỉnh kia lại không coi trọng.

Đóng góp 60% ngân sách quốc gia

Thông tin tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh cho biết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 10 năm qua có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,5 lần. Vùng chiếm 8% diện tích và 17% dân số của cả nước nhưng sản xuất hơn 40% GDP cả nước, đóng góp 60% ngân sách quốc gia và là vùng thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước… Giai đoạn 2011-2014, tăng trưởng của vùng đạt 10,2% (cả nước đạt 5,7%).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm