Lao động về quê sẽ sớm quay lại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai?

Chuỗi hội thảo VIETNAM CEO FORUM do Hội Doanh Nhân Trẻ TP.HCM (YBA), Trung tâm Hỗ trợ Thanh Niên Khởi nghiệp (BSSC) và S-World vừa tổ chức phần ba với chủ đề “Mặt trời ló dạng nơi đâu” thu hút hơn 1600 người tham gia online, phần lớn là các lãnh đạo doanh nghiệp (DN).

Theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom, dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến FPT. Trước đây, hàng hóa thiết bị nhập về Việt Nam bình thường mất từ ba đến bốn tuần nhưng thời điểm dịch tăng gấp đôi hoặc hơn nữa.

Nhiều hãng không có cam kết thời gian chuyển các thiết bị công nghệ cao về Việt Nam khiến bản thân DN lỡ hẹn với khách hàng, lỡ hẹn trong xây dựng hệ thống như data center, hệ thống chuyển kênh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cao cấp không thể vào Việt Nam vì không có chuyến bay hoặc nếu vào Việt Nam bị cách ly lâu ngày thì chi phí sẽ tăng vọt.

Đối với thị trường trong nước, hiện nay đã nới lỏng giãn cách nhưng DN vẫn gặp khó khăn vì “trên thông dưới tắc”.

“Nghị Quyết 128 của Chính phủ vừa ban hành đã tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân nhưng nhiều địa phương có chính sách kiểu "giấy phép con", mỗi nơi làm một kiểu”, ông Tiến kể.

Các doanh nghiệp trao đổi tại tọa đàm.

Ông Lê Trí Thông, Phó chủ tịch YBA nêu thực trạng: Thời gian qua lực lượng lao động rời khỏi các khu công nghiệp, rời khỏi TP.HCM. Bên cạnh đó, đơn hàng của một số DN dệt may phía Nam thời gian qua bị khựng lại trong khi đó các DN ở các tỉnh miền Trung miền Bắc vẫn có thể duy trì. Do đó, sự hồi phục đơn hàng của các DN sẽ thay đổi so với trước dịch.

Tuy vậy, ông Nguyễn Thái Phiên, Phó Tổng giám đốc Đầu tư và Tài Chính Tập đoàn NovaGroup cho rằng, thời gian qua DN như “lò xo” bị nén lâu ngày, bây giờ có cơ hội sẽ bung ra mạnh hơn. Việc DN mất đơn hàng theo quan sát của cá nhân ông cho thấy chỉ rơi vào tháng 12 là kì nghĩ của các nước.

"Việc dịch chuyển đơn hàng hay cả dây chuyền sản xuất hay bất cứ khâu nào trong chuỗi cung ứng sang nước khác khỏi Việt Nam tốn quá nhiều chi phí cho các DN đầu tư nước ngoài, chứ không đơn giản nói hôm nay ở đây ngày mai chỗ kia", ông Phiên nhấn mạnh.

Đối với vấn đề lao động, đúng là thời gian qua nhiều người lao động, công nhân đã về quê, tuy nhiên cơ hội có việc làm tại quê hương rất ít. Bản thân các DN sản xuất, nhà máy, cơ sở kinh doanh ở các địa phương không nhiều và chưa đủ khả năng hấp thụ một lực lượng lao động lớn quay về như vậy.

“Do vậy, tôi nghĩ khoảng một hai tháng tới hay trễ lắm sau Tết nguyên đán, lực lượng lao động đã về quê sẽ sớm quay lại TP.HCM,  Bình Dương, Long An, Đồng Nai để tiếp tục làm việc, góp phần khôi phục sản xuất”, ông Phiên nói.

Kết luận tại tọa đàm, ông Lê Trí Thông nói: nhìn lại cơn bão dịch COVID-19 DN sẽ thấy không bao giờ có trận đánh cuối cùng. DN muốn phục hồi phải có những “liều vaccine” và mỗi DN là một cá thể đặc biệt nên sẽ phục hồi theo những hướng tiếp cận khác nhau.

Để làm được điều đó, tố chất của người lãnh đạo và về số hóa, tính tập trung, cân bằng giữa việc chỉ huy và dân chủ là những yếu tố quan trọng.

“Do vậy, DN cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội xây dựng tính cộng đồng, tính liên kết để có khả năng phục hồi nhanh hơn, hiệu quả hơn trong đó mua bán sáp nhập là khía cạnh DN nên cân nhắc. Đây là bài toán cũ nhưng cần những lời giải mới”, ông Thông chia sẻ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.