Lợi ích nhóm đang hạn chế năng lực cạnh tranh

Điều này có thể làm xói mòn tính cạnh tranh, sự tăng trưởng toàn diện, công bằng và ổn định”. Đó là một trong những rào cản việc tăng trưởng năng suất toàn diện của Việt Nam được ông Raymond Mallon, cố vấn cấp cao của dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam nêu ra tại hội thảo khởi động dự án này vào chiều 11-8.

Theo ông Raymond Mallon, tình trạng các DNNN sử dụng quyền lực kinh tế của mình để hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường đã làm cho tính thị trường của nền kinh tế bị suy yếu. Vì vậy muốn có một thị trường hiệu quả, đòi hỏi Việt Nam phải cạnh tranh công bằng.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng cần phải phân bổ lại nguồn lực một cách công bằng hơn để nâng cao năng suất lao động. “Nhiệm vụ của CIEM trong dự án này là điểm mặt, chỉ tên những méo mó, sai lệch của thị trường do DNNN gây ra và tác động của chúng đến môi trường kinh doanh và phân bổ nguồn lực. Từ đó chúng tôi sẽ đề xuất giải pháp tăng cường chế độ ngân sách cứng đối với DNNN, hoàn thiện nâng cao hiệu lực quản trị công ty đối với DNNN. Ngoài ra CIEM nghiên cứu, đề xuất đề án thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu tại các DNNN…” - ông Cung nói.

Theo ông Raymond Mallon, Việt Nam vẫn đang tụt hậu so với các thành viên ASEAN về thu nhập bình quân đầu người. Trong khi tăng trưởng kinh tế và thu nhập bền vững sẽ đòi hỏi tăng đầu tư trong các ngành sản xuất tạo giá trị cao. Vì vậy dự án này sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy năng suất lao động, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, đồng thời nâng cao tính minh bạch trong các quy định kinh doanh và giảm tham nhũng…

T.HẰNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm