Mắm tôm, chiếu cói lo chỉ dẫn địa lý để tránh... khiếu kiện

Tính đến ngày 31-7, Việt Nam đã bảo hộ được 68 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 62 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và sáu chỉ dẫn địa lý của nước ngoài với nhiều loại sản phẩm như trái cây, thủy sản, gạo, nước mắm đến cả mắm tôm, nón lá, chiếu cói…
Đánh giá tầm quan trọng của việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa Việt Nam, ngày 8-8, Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT đã tổ chức lễ ký “Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý”.
Ba bộ sẽ phối hợp xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến chỉ dẫn địa lý; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ khác có liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Đồng thời theo quy chế này, ba bộ sẽ phối hợp phát hiện, ngăn chặn, kiểm soát và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trên thị trường; hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý; thành lập hội đồng tư vấn chỉ dẫn địa lý nhằm tư vấn cho bộ trưởng ba bộ và các cơ quan về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.

Mắm tôm Hậu Lộc ở tỉnh Thanh Hóa đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Mặc dù các văn bản pháp quy ở Việt Nam đã quy định khá đầy đủ nhưng để có chỉ dẫn địa lý rất khó khăn, cam go và mất thời gian. Chính vì vậy theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước thì cần có sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng bởi chỉ dẫn địa lý hay sở hữu trí tuệ khi tham gia vào thị trường thế giới sẽ không tránh khỏi vấn đề cạnh tranh, khiếu kiện.

Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT đã ký “Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý”.

“Chỉ dẫn địa lý là công việc lâu dài, có thể tồn tại cả thế kỷ, tốn nhiều thời gian, sự tỉ mẩn, chính sách để chỉ dẫn địa lý hòa nhập với thị trường thế giới” - Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm