Mở đường bay mới, tăng tần suất bay đến vùng du lịch hấp dẫn

Mục tiêu của đề án này nhằm mở các đường bay mới, tăng tần suất trên các đường bay hiện có của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài giữa Việt Nam và các thị trường du lịch trọng điểm trên thế giới gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xia, Xinh-ga-po, Nga, Úc và Ấn Độ.

Đồng thời mở mới các đường bay nội địa kết nối đến các vùng du lịch trọng điểm như Đông Bắc Bắc Bộ, di sản miền Trung, duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Đảo ngọc Phú Quốc, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

Mở đường bay mới, tăng tần suất bay đến vùng du lịch hấp dẫn ảnh 1
Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc được đánh giá là đường bay nhộn nhịp nhờ Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái du lịch, nghĩ dưỡng đặc sắc. Ảnh: P.ĐIỀN

Đề án định hướng đến năm 2025, kết nối các đường bay quốc tế đến tất cả các cảng hàng không quốc tế (CHKQT) và các cảng hàng không (CHK) được phép tiếp nhận chuyền bay quốc tế của Việt Nam và các đường bay quốc nội kết nối nội vùng, liên vùng đến các cảng hàng không trong các vùng du lịch nội địa trọng điểm.

Sau năm 2025, tiếp tục hoàn thiện mạng đường bay quốc nội kết nối nội vùng, liên vùng đến các cảng hàng không tại các vùng du lịch nội địa trọng điểm.

Để đạt mục tiêu nói trên, cần có định hướng về chính sách thu hút các hãng hàng không mở đường bay, tăng tần suất bay giữa Việt Nam và các thị trường nguồn khách du lịch.

Mở đường bay mới, tăng tần suất bay đến vùng du lịch hấp dẫn ảnh 2
Sân bay do tư nhân đầu tư Vân Đồn là đường bay mới, dự báo lượng khách đổ về Quảng Ninh sẽ tăng cao thời gian tới khi kết nối tốt các đường bay nội địa và quốc tế.

Định hướng kết nối mạng đường bay nội địa kết nối đến các vùng du lịch trọng điểm của Việt Nam. Mở rộng mạng đường bay nội địa với hệ thống đường bay nội vùng, liên vùng; kết nối các cảng hàng không thuộc các vùng du lịch trọng điểm nội địa với các cảng hàng không khác của Việt Nam, phù hợp với điều kiện hạ tầng cảng hàng không và kế hoạch khai thác đội tàu bay.

Thị trường nội địa du lịch vùng Đông Bắc Bắc Bộ: Đến năm 2025 kết nối CHKQT Cát Bi với các điểm mới gồm Điện Biên, Vinh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn, Cần Thơ; kết nối CHKQT Vân Đồn với các điểm Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM, Quảng Nam, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt, Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn, Phú Quốc.

Sau năm 2025 kết nối CHKQT Cát Bi với các điểm mới gồm Tuy Hòa, Côn Đảo, Lào Cai; kết nối CHKQT Vân Đồn với các điểm Điện Biên, Lào Cai, Côn Đảo, Buôn Mê Thuột.

Thị trường du lịch vùng di sản kết hợp nghỉ dưỡng miền Trung: Đến năm 2025 kết nối CHK Đồng Hới với các điểm mới gồm Đà Nẵng, Đà Lạt, Quy Nhơn, Cần Thơ, Phú Quốc; kết nối CHKQT Phú Bài với các điểm mới gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Quốc; kết nối CHKQT Đà Nẵng với các điểm mới gồm Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Pleiku, Phú Quốc, Điện Biên; kết nối CHK Chu Lai với các điểm mới gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Nha Trang.

Sau năm 2025 kết nối CHK Đồng Hới với các điểm gồm Điện Biên, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Côn Đảo; kết nối CHKQT Phú Bài với các điểm gồm Điện Biên, Lào Cai, Côn Đảo; kết nối CHKQT Đà Nẵng với các điểm gồm Sơn La, Lào Cai, Rạch Giá, Côn Đảo; kết nối CHK Chu Lai với các điểm gồm Điện Biên, Lào Cai, Côn Đảo.

Thị trường du lịch vùng nghỉ dưỡng duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên: Đến năm 2025: Kết nối CHK Tuy Hòa với các điểm mới gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc; kết nối CHKQT Cam Ranh với các điểm mới gồm Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Pleiku, Cần Thơ, Phú Quốc; kết nối CHK Phù Cát với các điểm mới gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vinh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ, Phú Quốc; kết nối CHK Liên Khương với các điểm mới gồm Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đồng Hới, Quảng Nam, Cần Thơ, Phú Quốc.

Sau năm 2025 kết nối CHK Tuy Hòa với các điểm gồm Điện Biên, Côn Đảo; kết nối CHKQT Cam Ranh với các điểm gồm Điện Biên, Lào Cai, Rạch Giá, Côn Đảo; kết nối CHK Phù Cát với các điểm gồm Điện Biên, Lào Cai, Côn Đảo; kết nối CHK Liên Khương với các điểm gồm Điện Biên, Lào Cai, Côn Đảo.

Thị trường du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đến năm 2025 kết nối CHKQT Cần Thơ với các điểm mới gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vinh, Đông Hới, Thừa Thiên Huê, Quảng Nam, Tuy Hòa, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Pleiku.

Sau năm 2025 kết nối CHKQT Cần Thơ với các điểm gồm Điện Biên, Lào Cai, Rạch Giá.

Thị trường du lịch Đảo ngọc Phú Quốc: Đến năm 2025 kết nối CHKQT Phú Quốc với các điểm mới gồm Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vinh, Đông Hới, Thừa Thiên Huê, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tuy Hòa, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Rạch Giá.

Sau năm 2025 kết nối CHKQT Phú Quốc với các điểm Điện Biên, Lào Cai, Côn Đảo.

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm