Ngân hàng Nhà nước thúc giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ thanh toán

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trưa 20-9, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông tin về kết quả các giải pháp tín dụng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do dịch COVID-19.

Theo đó, NHNN đến nay đã 3 lần giảm lãi suất với tổng mức giảm 1,5 - 2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm).

NHNN luôn sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn. Điều này giúp các TCTD giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm.

16 ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15-7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỉ.

Riêng 4 NHTM Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỉ để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16.

Đến 31-8, theo NHNN, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ ; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23-1-2020 đến nay đạt 4,46 triệu tỉ  cho gần 629.000 khách hàng. Tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỉ.

Đến 31-8, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỉ tăng 7,42% so với cuối năm 2020.  thời, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 215.320 khách hàng với dư nợ 227.009 tỉ, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ 23-1-2020 là khoảng 520.000 tỉ...

NHNN cũng ban hành Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với TCTD sau khi TCTD cho Vietnam Airlines vay và cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Vietnam Airlines.

Cụ thể, NHNN đã tái cấp vốn cho Seabank 2.000 tỉ, MSB 1.000 tỉ, SHB 1.000 tỉ để các ngân hàng cho Vietnam Airlines vay. Vietnam Airlines và 3 ngân hàng đã ký hợp  tín dụng tài trợ và thực hiện giải ngân 4.000 tỉ.

Thời gian tới, NHNN sẽ chỉ đạo TCTD quyết liệt thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán; tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa...

NHNN cũng sẽ phối hợp để trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 68/2021, Quyết định 23/2021 của Thủ tướng nhằm nới lỏng điều kiện tiếp cận chính sách vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm