Ngân sách dành bao nhiêu ngàn tỉ để phòng, chống COVID-19?

Bộ Tài chính mới phát đi thông cáo báo chí về tình hình triển khai nhiệm vụ của bộ này trong quý I-2020 và phương hướng trong thời gian tới.

Đáng chú ý là tình hình thu ngân sách, dù trong bối cảnh COVID-19 diễn biến khó lường vẫn tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 116,34 tỉ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2019 do một số mặt hàng có số thu lớn giảm như ô tô nguyên chiếc, sắt thép, xăng dầu, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm.

Chi ngân sách nhà nước cũng tăng, theo đó tổng chi ngân sách nhà nước tháng 3 ước đạt 122.500 tỉ. Lũy kế chi quý I-2020 đạt 343.100 tỉ, bằng 19,6% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó đáng chú ý là chi trả nợ lãi đạt 33.800 tỉ và chi thường xuyên đạt gần 246.600 tỉ.

Bộ Tài chính nhận định các nhiệm vụ chi ngân sách trong tháng 3 và quý I-2020 được thực hiện theo đúng dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội.

Để phòng, chống dịch COVID-19, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trích 2.700 tỉ dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; xây dựng một số chế độ, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.

Thông cáo báo chí của Bộ Tài chính không đề cập cụ thể đến số tiền mà ngân sách đã chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tuy vậy, trong báo cáo của bộ này tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đã nêu khá chi tiết.

Theo đó, các cấp ngân sách nhà nước phải dành khoảng 52.600 tỉ bổ sung nguồn lực để thực hiện chế độ, chính sách ưu tiên cho các lực lượng tham gia ngăn chặn, dập dịch COVID-19. Các khoản bao gồm: Phụ cấp cho lực lượng phòng, chống dịch, tiền ăn và khám chữa bệnh cho người bị cách ly... theo Nghị quyết 37/2020 của Chính phủ; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ ngân sách nhà nước cho người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, đảm bảo an sinh và an toàn xã hội.

Cụ thể hơn, mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng, chống COVID-19 là khoảng 9.500 tỉ và thời gian tới có thể phải tiếp tục tăng thêm; phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, chi tiền ăn cho người bị cách ly, khám chữa bệnh nền trong thời gian cách ly hết khoảng 6.700 tỉ.

Số tiền để hỗ trợ cho các đối tượng bị tác động bởi COVID-19 khoảng 36.000 tỉ.

Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, ngân sách nhà nước còn phải chủ động bố trí nguồn để tăng cường hàng dự trữ quốc gia (chủ yếu là lương thực), hỗ trợ kịp thời người dân ở những khu vực khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo không ai bị đói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.