Nhập siêu gần 3 tỷ USD, 19.035 DN phải tạm ngừng hoạt động

Sáng 20-5, thay mặt Chính phủ, báo cáo trước QH về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014 và triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015, phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho hay:Những tác động xấu do Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trên Biển Đông và hoạt động gây rối ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nguồn lực cho đầu tư phát triển không bảo đảm thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như mục tiêu tăng trưởng; tái cơ cấu kinh tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn chậm so với mục tiêu đề ra; năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, nợ xấu còn cao, cải cách hành chính còn chậm... là những yếu tố bất lợi đối với nền kinh tế trong năm 2014”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về Đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2014, tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2015. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Theo báo cáo, các chỉ số tăng trường kinh tế xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng GDP quý I-2015 ước đạt 6,03%, là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm có 28.235 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 162.500 tỷ đồng, tăng 9,7% về số DN và tăng 13,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do nhập siêu gần 3 tỷ USD, 19.035 DN đã phải tạm ngừng hoạt động do khó khăn.

Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với đà phục hồi tăng trưởng trong quý I-2015, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển nền kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, những khó khăn, đối với phát triển kinh tế còn rất lớn. Vấn đề, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp, sẽ là thách thức rất lớn khi thành lập cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.

Theo Phó thủ tướng, năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, do vậy nhiệm vụ đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2015 là rất nặng nề.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm