Ông lớn SCIC chia tay Bộ Tài chính, về với siêu ủy ban

Các nội dung bàn giao lần này gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển năm năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...

Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính đến hết quý II-2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo nghị định của Chính phủ là 50.000 tỉ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30-6 là hơn 22.000 tỉ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý II đạt hơn 41.700 tỉ đồng.

Trong 19 doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước được bàn giao về ủy ban, SCIC có vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ước tính vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty do siêu ủy ban quản lý lên đến khoảng 1 triệu tỉ đồng và tổng giá trị tài sản là 2,3 triệu tỉ đồng. Đó là một khối tài sản khổng lồ.

Sau khi tiếp nhận SCIC, ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để chỉ đạo SCIC tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được vị trí, vai trò, nhiệm vụ được giao, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm