Luật Phá sản

Còn kẽ hở có thể lợi dụng để bêu xấu doanh nghiệp

Trong khi tòa án không đủ điều kiện để kiểm tra lỗ lãi của DN. Ngoài ra, chủ nợ cũng có thể lợi dụng khi DN khó khăn để nộp đơn yêu cầu cho mở thủ tục phá sản với khoản nợ không đáng kể nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín kinh doanh… ngày 3-3 tại cuộc góp ý cho dự án Luật Phá sản của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM) góp ý như trên.

Theo báo cáo của TAND Tối cao, qua chín năm thực hiện Luật Phá sản năm 2004, tòa án các cấp chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN, ra 236 quyết định mở thủ tục phá sản, trong đó ra 83 quyết định tuyên bố phá sản (tương đương 1/1.000 số DN).

Có thể thấy số lượng DN tự rút lui khỏi nền kinh tế thông qua quy định của luật là một con số rất nhỏ. Nguyên nhân của thực trạng trên là do những căn cứ để xác định DN, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản chưa cụ thể; chưa quy định cụ thể và hướng dẫn về phí phá sản hoặc chi phí phá sản; không quy định thủ tục phá sản vắng mặt đại diện hợp pháp của DN, DN bị yêu cầu mở thủ tục phá sản không hợp tác với tòa án…

Thẩm phán Phan Gia Quý - Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM cũng cho biết là rất băn khoăn quy định về cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên. “Thực tế phá sản cho thấy người quản lý tài sản phá sản phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn, cần nhiều người phối hợp…” - ông Quý nói. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến quy định biện pháp bù trừ nghĩa vụ.

Các chuyên gia cũng thông tin thêm các quy định của quốc tế về Luật Phá sản và cảnh báo: Luật phải quy định chặt chẽ hơn để tránh trường hợp lạm dụng thủ tục này tẩu tán tài sản…

ÁI NHÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm