Mua sắm tết đẩy giá quần áo, lương thực tăng

Tuy nhiên, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ tính giá vẫn có chín nhóm tăng giá. Trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 0,89%, nhóm thiết bị đồ dùng gia đình và nhóm văn hóa giải trí du lịch cùng có mức tăng 0,16%. Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có mức giá giảm là giao thông (-2,82%) và bưu chính viễn thông (-0,06%).

Như vậy, lạm phát cơ bản trong tháng này chỉ tăng 0,27% so với tháng 12-2015 và tăng 1,72% so với cùng kỳ.

Theo Tổng cục Thống kê, để chuẩn bị hàng cung cấp cho tết nên chỉ số nhóm thực phẩm đã có mức tăng 0,3%. Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm khi tết đang tới gần, vì vậy giá quần áo, giày dép có xu hướng tăng cao khiến chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng.

 Theo báo cáo “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2015” do Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỉ USD, tăng 13,9% so với năm 2014.

Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...

Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 33,48 tỉ USD, tăng 16,9% so với năm 2014. Đây cũng là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỉ USD. Hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là dệt may, tiếp theo là giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2015, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỉ USD, tăng 11,2% và 8,93 tỉ USD, tăng 25,03% so với năm 2014. Năm qua Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm