Sẽ bỏ hẳn nghị định về dịch vụ đòi nợ

Đồng thời cũng bãi bỏ Thông tư số 110/2007/TT-BTC ngày 12-9-2007 của Bộ Tài chính. Đây là thông tư hướng dẫn Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Nghị định 104/2007 còn quy định kèm hình thức xử phạt và mức phạt trong lĩnh vực kinh doanh đòi nợ. Do đó, khi bãi bỏ nghị định, cần có cách xử lý các vi phạm.

Theo dự thảo này, các vi phạm đã được Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính xử lý và đã lập biên bản trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành thì Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính tiếp tục xử lý theo quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14-6-2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Tại thời điểm nghị định mới có hiệu lực thi hành, các vi phạm đang được xem xét thì chuyển cho chủ tịch UBND các cấp xử phạt theo quy định hiện hành.

Năm 2016, một nghị định sửa đổi Nghị định số 104/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được đưa ra lấy ý kiến.

Trong đó, hầu hết các điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được loại bỏ. Cụ thể như điều kiện vốn trên 2 tỉ đồng và duy trì trong suốt thời gian hoạt động; điều kiện tiêu chuẩn người quản lý và giám đốc; trình độ đại học trở lên về kinh tế, an ninh, luật; điều kiện tiêu chuẩn người lao động trong doanh nghiệp; phải từ trung cấp trở lên ngành kinh tế, an ninh, luật; điều kiện về hồ sơ chứng minh có cả lý lịch tư pháp... Dự thảo này chỉ giữ lại duy nhất điều kiện về an ninh trật tự mà thôi.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã có Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trong đó có áp dụng với kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm